Thị trường mới nổi: Đặt giả thuyết "xấu nhất" cho chính mình

Theo dddn

Ngày 14/9, Diễn đàn kinh tế Davos với chủ đề "tăng trưởng bền vững" vẫn là một đề tài phong phú xoay quanh việc thảo luận kinh tế vĩ mô, và giải trình vấn đề các công ty làm thế nào nâng cao tính cạnh tranh trong thế kỷ 21; nhưng chủ đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất gây ra nhiều tranh luận tại đại đa số các buổi thảo luận tại diễn đàn chính lại là " giả thuyết năm 2011 khủng hoảng sẽ bùng phát tại các nền kinh tế mới nổi".

Các nền kinh tế mới nổi là những "hồng nhân" đi đầu trong tiến trình phục hồi kinh tế lần này, chủ đề này "không phù hợp với logic thông thường" lại có một không gian thảo luận rộng rãi và thu hút rất nhiều sự chú ý của nhiều giới ở các quốc gia đang phát triển. triển. 

Các vị khách mời tại diễn đàn kinh tế Davos lần này gồm có ông Gerald Lawless - Giám đốc điều hành Jumeirah Gruop tiểu vương quốc Ả Rập; ông Mthuli Ncube - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng phát triển châu Phi; bà Đặng Yến - chủ tịch hội đồng quản trị ITA Gruop Việt Nam,v.v.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 và cuộc khủng hoảng nợ thứ cấp của Mỹ năm 2008, nhiều người đã cho rằng trọng tâm kinh tế toàn cầu đang dần chuyển sang phía đông, bởi vì niềm tin của các nhà đầu tư và người tiêu dùng đối với thị trường mới nổi đang cao hơn nhiều so với niềm tin đối với các nền kinh tế phát triển. Mặc dù đây là cái nhìn chung phổ biến của giới chuyên gia kinh tế Thế giới, nhưng làm thế nào chứng minh các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng kinh tế Thế giới, làm thế nào để chứng minh tốc độ phát triển nhanh chóng hiện nay chỉ là "giả tưởng" và làm thế nào mô phỏng việc ứng phó "khủng hoảng mới năm 2011" đã trở thành tiêu điểm bàn luận nóng hổi của các vị khách mời. 

Cuộc khủng hoảng thực sự có xảy ra?  

Trở lại năm 1998, một số phương tiện truyền thông đã đưa ra suy đoán, sẽ có một ngày sự vực dậy nhanh chóng của châu Á sẽ bị thay thế bởi châu Phi và các quốc gia châu Mỹ La Tinh, thậm chí có người còn mô phỏng năm 2011 giá cả thực phẩm và năng lượng sẽ tăng, các thị trường mới nổi sẽ lại "chào đón" cuộc khủng hoảng mới. Trong đó, thị trường tư bản sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, biến động giá cả hàng hóa là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới "khủng hoảng ảo". Kết quả này không chỉ tác động mạnh đến thị trường tài chính mà còn dẫn đến một loạt các cuộc khủng hoảng xã hội. Phạm vi lan rộng của cuộc khủng hoảng này không hề yếu hơn khủng hoảng nợ thứ cấp của Mỹ, cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh tế khu vực, và thậm chí gây ra một làn sóng khủng hoảng toàn cầu.  

Hầu hết các vị khách tham dự đều cho  rằng "cuộc khủng hoảng giả thuyết" sẽ không hình thành. Bởi có bằng chứng cho thấy, không gian phát triển của các nền kinh tế mới nổi là rất lớn. Chủ tịch hội đồng quản trị ITA Gruop Việt Nam Đặng Yến đưa ra "bằng chứng": so với trước khủng hoảng nợ thứ cấp, cơ hội kinh doanh bây giờ nhiều hơn. Hai năm qua, rất nhiều nhà đầu tư cố gắng để gây dựng chỗ đứng cho chính mình trong thị trường mới nổi, điều này đủ cho thấy rõ những rủi ro kinh tế khu vực là không lớn; ngoài ra, chi phí đầu tư thấp hơn trước khủng hoảng 5 đến 10 lần.  

"Du lịch cũng là sai lầm". CEO Gerald Lawless cho rằng: Khủng hoảng thực sự có khả năng xảy ra tại châu Á. Bởi nhiều tổ chức phi chính phủ và các nhà bảo vệ môi trường cho biết ngành du lịch gây nguy hại quá lớn cho môi trường, nên nhanh chóng làm giảm thời gian bay trên không trung của các chuyến bay, giảm lượng khí thải carbon, đồng thời chủ chương đánh thuế nặng "trừng phạt" ngành công nghiệp hàng không. Nếu các nhà vận động "đã thành công", một số quốc gia tăng trưởng kinh tế dựa vào ngành du lịch sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, vòng luẩn quẩn này sẽ khó nắm bắt.  

Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng phát triển châu Phi, Mthuli Ncube thì bác bỏ: "năng suất là một biện pháp trực tiếp nhất để đánh giá khủng hoảng", từ tình hình mất cân bằng trong phục hồi kinh tế hiện nay cho thấy, tỷ lệ dự trữ của các quốc gia có năng suất sản xuất thấp là tương đối thấp, ngược lại, khả năng dự trữ của những nước có năng suất sản xuất cao lại rất lớn. "Tốc độ tăng trưởng kinh tế các quốc gia châu Á đang phát triển nhanh chóng, tỷ lệ dự trữ cũng cao hơn các quốc gia phát triển, do vậy nền kinh tế tương đối an toàn".  

Xảy ra rồi thì phải làm gì?  

Bà Đặng Yến cho rằng, chính phủ Mỹ sau cuộc khủng hoảng đã áp dụng nhiều biện pháp, động thái gần đây nhất là giải cứu tầng lớp trung lưu. Thực ra, các nước đang phát triển cũng đặt quan tâm vào tầng lớp trung hạ lưu". Bà cho rằng, cho dù là cấp độ chính phủ hay cấp độ doanh nghiệp đều nên giảm rủi ro cho tầng lớp trung lưu. Bởi một khi suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, cuộc sống của các hộ gia đình thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn sẽ làm mất ổn định xã hội và thảm họa kinh tế ngày càng lớn. Chính phủ nên tiếp tục đưa ra một loạt gói kích thích, chương trình trợ giá và biện pháp giảm lãi suất.v.v để đối phó. Còn các doanh nghiệp cần xuất phát từ lợi ích lâu dài thu nhỏ phạm vi đầu tư, ổn định công tác cán bộ.  

Cũng có vị khách tham gia cho rằng, nếu năm 2011 các nền kinh tế mới nổi xảy ra khủng hoảng, tốc độ đồng nhân dân tệ bước ra quốc tế sẽ nhanh chóng hơn.  

Ông Mthuli Ncube cho rằng, các nền kinh tế mới nổi cần phải đưa ra nhiều phương thức khác nhau để ứng phó. Bắt đầu từ bây giờ, cần kiểm soát chuyển dịch vốn có điều kiện, xây dựng hệ thống mạng lưới đảm bảo an sinh xã hội. Phó tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Trung Mỹ, Roberto Vellutini cho biết, nhiều nền kinh tế mới nổi đang bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, hi vọng Chính phủ sẽ nới lỏng về vốn đầu tư, bởi đây là phương pháp hiệu quả để giảm thất nghiệp. Ngoài ra, để giảm bớt những tác động của cuộc khủng hoảng, các nước nên thiết lập một "quỹ cấp cứu tài chính" để ngăn chặn sự tái phát của "cuộc khủng hoảng tín dụng." 

Không quá muộn để chuẩn bị!  

Tuy nhiên, các bên tham dự đều cho rằng, mặc dù khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng không phải là lớn, nhưng dựa trên những tác động của các cuộc khủng hoảng trước đây, tốt hơn nhất không nên phòng bị quá trễ, không thể đợi chi phí đầu tư tăng cao gấp mấy lần mới đưa ra động thái. Nhất định phải thiết lập một kênh đầu tư tài chính đa nguyên hóa.  

Chủ tịch công ty International Personal Finance-nhà cung cấp các khoản vay nhỏ của châu Âu cho rằng: "Tôi rất tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của các nền kinh tế mới nổi, tuy nhiên sự phát triển của họ cũng không giống như chiếc xe lái tự do trên đường cao tốc mà cần phải có nguyên tắc ràng buộc. Mặc dù họ là những chiếc xe tốt, nhưng cũng cần tìm người lái xe giỏi". Chỉ có áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để hạn chế mới có thể cách biệt với khủng hoảng tài chính.