Tinh giảm nhân sự để tăng quỹ lương

Theo Hải quan Online

Trong khi Chính phủ đang phải đau đầu với bài toán cân đối thu - chi ngân sách để có thể thực hiện việc tăng lương tối thiểu thì không phải hầu hết kết quả làm việc của mọi công chức và viên chức đều tương xứng với mức lương được hưởng. Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Minh Hào, Phó Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) xung quanh vấn đề này.

"Theo tôi, mô hình này sẽ được thiết kế cho từng cơ quan quản lý NN, mỗi cơ quan đảm nhận những nhiệm vụ nào thì sẽ có bao nhiêu người làm đảm bảo phục vụ cho chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó."
Trong khi Chính phủ đang phải đau đầu với bài toán cân đối thu - chi ngân sách để có thể thực hiện việc tăng lương tối thiểu thì không phải hầu hết kết quả làm việc của mọi công chức và viên chức đều tương xứng với mức lương được hưởng. Phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Minh Hào(ảnh),Phó Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) xung quanh vấn đề này.

Để giảm bớt người hưởng lương từ ngân sách thì vấn đề giảm biên chế có được đề cập đến trong lộ trình cải cách tiền lương không, thưa ông?

Mặc dù lương Nhà nước trả cho CBCC thấp nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp do ngân sách Nhà nước đảm bảo lại chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi ngân sách. Đây là một bất cập cần phải được giải quyết sớm. Theo Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) năm 2011, lương và phụ cấp ước chiếm 51% chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước, đạt gần 9,6% GDP, trong khi năm 2010, con số này chỉ là 6,7% GDP.

Ngoài ra, các loại phụ cấp ưu đãi đang có xu hướng mở rộng khiến ngân sách dành cho lương tối thiểu ngày càng mỏng. Việc tăng lương tối thiểu cho người lao động trong khu vực Nhà nước từ trước đến nay luôn phải phụ thuộc vào ngân sách. Nếu chúng ta cứ tiếp tục cải cách tiền lương theo kiểu chi thêm tiền từ ngân sách thì chỉ làm tăng nhanh lạm phát, trong khi đó lực lượng công nhân viên chức nhà nước quá đông chỉ làm cồng kềnh thêm bộ máy nhà nước, tăng thêm gánh nặng cho xã hội.

Vì vậy muốn thực hiện được cải cách về tiền lương trước hết cần tinh giảm nhân sự hưởng lương từ ngân sách. Tôi nghĩ đây mới là vấn đề mà xã hội đang yêu cầu phải thực hiện ngay. Không phải chỉ là tiếp tục điều chỉnh tiền lương CBCC để tạo động lực cho cán bộ công vụ mà cái quan trọng hơn là chúng ta thiết kế lại toàn bộ bộ máy nhà nước theo một mô hình vị trí việc làm. Và như thế khi người lao động làm đúng việc với khả năng của mình thì cũng sẽ nhận được một đồng lương đúng mức, sống được với đồng lương của mình. Từ đó cũng giảm được tham nhũng, hạch sách dân.

Trong kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII, đã có rất nhiều đại biểu đưa ra đề xuất liên quan đến việc tăng lương. Để cởi bỏ áp lực tăng lương trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, cũng như xây dựng lộ trình tăng lương bền vững, Chính phủ cần phải thực hiện ngay việc cắt giảm đầu tư công, giải quyết nợ xấu, thất thoát ngân sách. Đặc biệt phải có sự thay đổi bộ máy quản lý hiện đang quá cồng kềnh, tinh giảm biên chế đi đôi với tăng năng suất lao động ở khu vực hưởng lương từ ngân sách.

Theo tôi, mô hình này sẽ được thiết kế cho từng cơ quan quản lý nhà nước, mỗi cơ quan đảm nhận những nhiệm vụ nào thì sẽ có bao nhiêu người làm đảm bảo phục vụ cho chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó. Trên cơ sở đó từng vị trí việc làm sẽ đặt ra từng yêu cầu đối với người CBCC và lương sẽ được trả theo việc làm. Nó thoát khỏi cái ngạch bậc hiện nay một cách cơ bản.

Chúng ta phải thoát khỏi một cái cách thức cũ mà vận hành theo cách mới là vị trí việc làm. Thiết kế được một mô hình như vậy nó sẽ tạo động lực mới là mỗi vị trí việc làm sẽ có mức lương tương ứng.

Như vậy, có nghĩa là trong tương lai CBCC có thể sống được bằng lương?

Đúng như vậy, Nhà nước phải tiếp tục tăng lương cho khu vực hành chính để đảm bảo mức cơ bản sao cho công chức toàn tâm toàn ý trong công việc. Còn khu vực dịch vụ công là khu vực có thu, hoạt động theo Luật Viên chức, chúng ta có lộ trình tăng giá học phí, viện phí, tăng các dịch vụ công cơ bản, rồi dùng nguồn đó để trả lương cho khu vực này. Ở những khu vực này, để họ tự chủ về nhân lực, về lương, để họ hoạt động hiệu quả hơn, chuyển dịch mạnh mẽ hơn. Khi đó hoàn toàn có thể lấy nguồn lương của khu vực này chuyển sang cho khu vực hành chính.

Tuy nhiên, chúng ta phải đi theo lộ trình, không thể nhanh quá để người dân bất ngờ, như lộ trình bảo hiểm y tế bắt buộc đi cùng lộ trình tăng viện phí. Hai là cho phép khu vực dịch vụ công chủ động từ từ.

Việc giảm biên chế sẽ gặp những khó khăn gì, thưa ông?

Cải cách tiền lương dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2020. Tôi cũng cho rằng, đối với nước ta, phải đi vài bước chứ không phải ngay tức khắc là cải cách ngay được. Và ngay từ bây giờ chúng ta đã đi những bước đi đầu tiên cho quá trình cải cách tiền lương. Thách thức lớn nhất đặt ra cho chúng ta khi tinh giảm bộ máy nhân sự làm sao phải hướng tới một mục tiêu là bộ máy nhà nước phải mạnh mẽ, phải có hiệu quả hơn. Những người đảm nhận những vị trí trong bộ máy này phải là những người thực sự làm được việc, tránh tình trạng “con ông cháu cha”, làm việc bằng “ô dù”. Như vậy, vấn đề hưởng lương từ ngân sách sẽ được tinh giảm và điều tiết lại cho phù hợp hơn với chức năng và nhiệm vụ của từng ngành nghề.

Xin cảm ơn ông!