Tình hình bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng năm 2014
Do giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định và nhiều mặt hàng trên thị trường có chương trình khuyến mãi, giảm giá đã kích thích tiêu dùng trong tháng của người dân. Bên cạnh đó, tháng 4 có nhiều ngày lễ lớn nên dự kiến nhu cầu mua sắm và hoạt động dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí sẽ sôi động hơn. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước tính đạt 238,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Tính chung bốn tháng đầu năm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 939,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 5,5%, cao hơn mức tăng 4,7% của cùng kỳ năm 2013).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bốn tháng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 35,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,7%, tăng cao nhất với mức 26,9% do thế mạnh về cạnh tranh mặt bằng, tiện ích bán lẻ và cung cấp dịch vụ; khu vực kinh tế Nhà nước đạt 92,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,9% tổng mức và tăng 9,1%; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 811,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,4%, tăng 10%.
Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bốn tháng đầu năm xét theo ngành kinh tế, dịch vụ du lịch đạt 9,9 nghìn tỷ đồng, tuy chiếm tỷ trọng thấp với 1% nhưng đạt mức tăng cao nhất với 25,6% do nhu cầu du lịch, lễ hội của người dân; kinh doanh thương nghiệp đạt 710,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,6% và tăng 8,5%; khách sạn nhà hàng đạt 112,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% và tăng 10,4%; dịch vụ đạt 106,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% và tăng 24,4%.
Tính chung bốn tháng đầu năm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 939,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 5,5%, cao hơn mức tăng 4,7% của cùng kỳ năm 2013).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bốn tháng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 35,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,7%, tăng cao nhất với mức 26,9% do thế mạnh về cạnh tranh mặt bằng, tiện ích bán lẻ và cung cấp dịch vụ; khu vực kinh tế Nhà nước đạt 92,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,9% tổng mức và tăng 9,1%; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 811,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,4%, tăng 10%.
Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bốn tháng đầu năm xét theo ngành kinh tế, dịch vụ du lịch đạt 9,9 nghìn tỷ đồng, tuy chiếm tỷ trọng thấp với 1% nhưng đạt mức tăng cao nhất với 25,6% do nhu cầu du lịch, lễ hội của người dân; kinh doanh thương nghiệp đạt 710,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,6% và tăng 8,5%; khách sạn nhà hàng đạt 112,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% và tăng 10,4%; dịch vụ đạt 106,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% và tăng 24,4%.