Từ quý II đến quý IV/2023, TP. Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra 81 dự án đầu tư tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn, trong đó có nhiều dự án bất động sản quy mô lớn.
Trong tháng 2, cả nước có 261 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 1,76 tỷ USD (tăng gần 2,8 lần so với cùng kỳ).
Nếu không có gì thay đổi, thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng từ 1/1/2024 và sẽ tác động lớn đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, đây là “vấn đề đại sự”, để giải quyết đòi hỏi phải điều chỉnh thể chế, chính sách ưu đãi, thu hút FDI nhưng điều này lại không thể làm trong ngày một ngày hai.
Căn cứ vào số liệu báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2022 của 5 thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy, TP. Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương trong 11 tháng với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm, bao gồm cả vốn góp mua cổ phần của khu vực FDI đạt 3,5 tỷ USD.
Bài nghiên cứu phân tích tình hình và xu hướng đầu tư của Canada vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương; chứng minh tính song hành giữa 2 luồng đầu tư vào và ra của thị trường Canada, đồng thời tác giả đề xuất các khuyến nghị thúc đẩy hợp tác đầu tư song phương giữa Việt Nam và Canada.
Thực tế thời gian qua cho thấy, mặc dù có những tác động bất lợi từ đại dịch COVID-19, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào nền kinh tế và môi trường đầu tư của Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 5 tháng đầu năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân, có 79 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về kết quả này, bài viết đánh giá thực trạng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam từ năm 2016 đến tháng 5/2022, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thu hút vốn FDI của Việt Nam trong thời kỳ hậu COVID-19.
Việt Nam đang được ví như “tâm chấn” của làn sóng vốn đầu tư nước ngoài, nhiều doanh nghiệp FDI cho biết sẽ tăng vốn vào Việt Nam ở thời điểm cuối năm nay. Đáng chú ý, nếu trước đây, nhà đầu tư đăng ký “10 đồng” chỉ thực hiện “5 đồng”, thì nay con số thực hiện đã tăng lên “8 đồng”.
Việt Nam được dự báo thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2022 và 2023. Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong quý IV/2022 có ý nghĩa quan trọng, là thời gian “nước rút” để “về đích” các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2022, trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính từ đầu năm đến ngày 20/9, tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vào Việt Nam đạt hơn 18,7 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2021.