Treo tranh phong thuỷ để kích hoạt tài lộc

Theo Song Hà/dautubds.baodautu.vn

Tranh Phong Thủy là loại tranh đặc biệt được thiết kế theo những quy chuẩn, tiêu chí của Phong Thủy. Do đó, ngoài tác dụng trang trí, tranh phong thủy còn có tác dụng điều hòa sinh khí, mang lại tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng cho căn nhà, đồng thời trấn tà khí, xua đuổi những điềm dữ, điềm hung.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Tranh Phong Thủy ra đời và phát triển rực rỡ ở Trung Quốc, cái nôi của nghệ thuật phong thủy vốn đã rất thịnh hành. Hiện nay, trên thế giới ngoài dòng tranh phong thủy truyền thống còn có dòng tranh phong thủy hiện đại mang hơi thở của cuộc sống mới.  

Tại Việt Nam, loại hình nghệ thuật sáng tác, thiết kế tranh phong thủy đã và đang có những chuyển biến mới. Quan điểm thẩm mỹ của dòng tranh phong thủy mới không chỉ đẹp, hợp phong thủy mà còn cần phải hiện đại để phù hợp với nhiều không gian nội thất hiện nay.

Những kiểu tranh phong thủy đang thịnh hành nhất hiện nay là:

“Thuận buồm xuôi gió”

Đây cũng là những món quà rất ý nghĩa đối với mỗi doanh nghiệp, cá nhân khi được tặng bức tranh “Thuận buồm xuôi gió” - với ý nghĩa mọi việc đều thuận lợi, trôi chảy, xuôi chèo mát mái...cũng như những doanh nghiệp khi xâm nhập thị trường nước ngoài rất mong mọi điều đều thuận lợi, như con thuyền xuôi gió khi ra biển lớn.

Treo tranh phong thuỷ để kích hoạt tài lộc  - Ảnh 1

Tranh thuận buồm xuôi gió là bức tranh may mắn cho những ai sở hữu nó. Làm việc gì cũng tiện và buôn gì cũng thành công! Tranh thích hợp để mừng tân gia Đại Kiết và Khai trương.

“Mã Đáo Thành Công”

Món quà ý nghĩa mừng: khai trương công ty, quà biếu sếp, mừng tân gia, quà tặng đối tác kinh doanh, quà tặng sự kiện, khởi công...

Ngựa xuất hiện trong tranh như là biểu tượng của sự mau chóng và thành đạt.

Bức tranh có chủ đề phổ biến nhất là “mã đáo thành công” thể hiện qua một bầy ngựa phi nước đại gió bụi mịt mù. Nguyên ý câu này là “Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công” (Cờ phất làm hiệu thì chiến thắng, ngựa quay về báo tin thành công). Ngày xưa khi xuất binh phải phất cờ hiệu, mà cờ đã phất rồi thì phải chiến thắng; tướng soái khi lấy đầu tướng giặc, chiến mã quay về tất báo tin thành công.

Ý nghĩa câu “mã đáo thành công” ngày nay chỉ còn tượng trưng là tốc chiến tốc thắng. Và một bức tranh “mã đáo thành công” làm quà khai trương cho một cửa hiệu chỉ đơn giản tương tự như là “khai trương hồng phát” (mở cửa tiệm thì phát đạt lớn) chứ không có ý là mau chóng thành công nhờ... cứa cổ khách hàng.

Treo tranh phong thuỷ để kích hoạt tài lộc  - Ảnh 2

Năm 1789, sau khi đánh tan quân Thanh, vua Quang Trung đưa quân vào thành, mùng 5 tết mừng xuân. Để báo tin thắng trận, vua đã cho người mang một cành đào, cưỡi ngựa truyền qua các trạm ngày đêm chuyển cành đào về cho công chúa Ngọc Hân. Đó cũng là MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG.

Tranh ngựa rất được ưa chuộng, tại các nuớc Tây Âu cảnh ngựa găm cỏ, như là cảnh đồng quê, hay một đàn ngựa chạy như cảnh hoang dã hoặc một con ngựa đen lồng lên tuợng trưng cho sức mạnh. Trong thần thoại Hy Lạp ông thần nửa nguời nửa ngựa có sức mạnh vô địch, luôn luôn được nữ thần xúm xít. Rồi con ngựa một sừng (unicorn) cũng không thể thiếu, còn ngựa bay nữa. Bây giờ ngựa bay được thấy nhiều nhất ở mấy trạm xăng Mobil.

Tại Á châu thì tranh ngựa cầu kỳ, tuợng trưng cho sự thành công ... mã đáo thành công. Tranh mã đáo thành công số ngựa đuợc đếm cẩn thận, tám là số hên bát và phát. Kỵ bảy con thất mã, hay năm con vì ngũ mã phân thây. Tranh ngựa phi, tranh màu thường đuợc nguời ta ưa chuộng, nhưng nếu để ý những tranh ngựa đen trắng đơn giản vẽ những đàn ngựa thong dong chạy về phía nguời coi, hai con bên ngoài hơi huớng vào giữa là một bố cục Á Đông đuợc các tay danh sĩ, tham mưu thời xưa biết thuởng thức rất ưa chuộng, nhìn cách vẽ từng con ngựa bắp thịt, sự cân đối đầu, mình chân, cả cái vó ngựa buớc rong ruổi cũng khác.

Khi mua tranh ngựa đừng thấy màu mè, ngựa lồng, ngựa cắm cổ chạy đập vào mắt mà mê. Thong thả chọn vài tranh màu mình thích nhất với những bố cục khác nhau, rồi so với tranh đen trắng. Rốt cuộc sẽ nhìn ra, tranh nào mình càng nhìn càng ưa, tranh nào méo mó, phi mãi không đến đâu. Treo tranh cũng có phuơng pháp, kỵ cho ngựa phóng ra cửa truớc.

Ngựa là con vật trung thành nhất, không những thế ngựa còn là hình ảnh của sự kiễn nhẫn, sự bền bỉ, lâu dài, sự may mắn mang lại tài lộc, ngựa đứng hàng thứ 7 trong 12 địa chi. Nó đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn. Dùng cho những người hay đi xa, chuyến đi thành công tốt đẹp.

Trong đầu tư kinh doanh thì nó mang lại lợi lộc lớn cho chủ nhân. Ngựa đá mang nguyên khí của THỔ là nguyên khí của đại vận 8 do sao Bát bạch thổ tinh chủ quản (2004-2023) nên rất mạnh. Đây là vật khí dùng bổ trợ cho phong thuỷ nhà ở, văn phòng, cửa hàng rất hiệu quả.  Bức tranh có chủ đề phổ biến nhất là “mã đáo thành công” thể hiện qua một bầy ngựa phi nước đại gió bụi mịt mù. Nguyên ý câu này là “Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công” (Cờ phất [làm hiệu thì] chiến thắng, ngựa quay về [báo tin] thành công).

Ngày xưa khi xuất binh phải phất cờ hiệu, mà cờ đã phất rồi thì phải chiến thắng; tướng soái khi lấy đầu tướng giặc, chiến mã quay về tất báo tin thành công.

Hoa Sen

Trong nhà Phật giải thích rất rộng và rất quý trọng hoa sen. Có thể nói hoa sen là một đặc trưng mà phần lớn rãi rác trong các kinh điển Phật giáo: Nguyên Thủy và Phát Triển đều có đề cập đến. Một bộ Kinh Đại Thừa trọng đại mà hầu hết Phật tử thuộc Phật giáo Bắc Tông ít nhiều đều có đọc tụng qua, chẳng những đọc tụng thôi mà còn quan tâm nghiên cứu học hỏi, đó là bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Ngoài ra, hoa sen còn được biểu trưng qua những lĩnh vực khác mang tính đặc thù văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc theo Phật giáo. Nhất là đối với các nước Phật giáo Á Châu. Đối với các nước Phật giáo Á Châu, tiêu biểu là Trung Hoa và Việt Nam..., hoa sen được trưng bày trong chùa hoặc qua các phù hiệu cờ đoàn hay các phù hiệu khác của một vài đoàn thể trong Phật giáo.  Như đoàn thể Gia Đình Phật Tử chẳng hạn.

Và trong các Tông phái Phật giáo có một Tông lấy hoa sen mà đặt tên cho một Tông phái, đó là Tịnh Độ Tông, còn gọi là Liên Tông. Như vậy, cho chúng ta thấy một cách khái quát rằng, hình ảnh hoa sen trong Phật giáo cái thâm nghĩa của nó quan trọng đến ngần nào. Vì thế, ở đây, chúng tôi chỉ xin giải thích một cách khái lược qua một vài đặc tính tiêu biểu mang tính ẩn nghĩa trong giáo lý Phật giáo mà thôi.

Treo tranh phong thuỷ để kích hoạt tài lộc  - Ảnh 3

Hoa sen có 8 đặc tính đặc biệt sau:

1. Không nhiễm.

2. Trừng thanh.

3. Kiên nhẫn.

4. Viên dung

5. Thanh lương.

6. Hành trực.

7. Ngẩu không.

8. Bồng thực.

Hoa sen cũng biểu trưng nhiều ý nghĩa:

1. Sự trong sạch, tinh khiết tự tại.

2. Nhân quả luân hồi: quá khứ (hoa nở) - hiện tại (đài sen) - Tương lai
(hạt sen).

3. Hôn nhân (hai hoa cung một bụi)

4. Sự nối truyền lên tục (hạt sen gọi là "tử" đồng âm với "tử" là con)

5. Thịnh vượng, (lá hoa phủ ấm
mặt nước).

6. Tiềm năng, sinh lực dồi dào (xuyên qua bùn đất vượt lên mặt nước màu mỡ đầy đủ).

Tranh Cửu Ngư (9 con cá vàng)

Vạn sự như ý, kinh doanh thành đạt. Cá chép là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí, linh thiêng, cao quý. Trong truyền thuyết thường câu chuyện cá chép vượt vũ môn hoá rồng, vì thế cá chép được coi như rồng - một con vật linh thiêng cao quý.

 

Cá chép là biểu tượng của sự tăng tiến công danh và nổi tiếng. Trong làm ăn buôn bán thì cá chép đại diện cho Thuỷ khí tức là nguồn tài lộc dồi dào. Cá chép là một trong những pháp khí vô cùng tốt cho cả hai phương diện công danh và tài lộc.

Cá chữ Hán là “ngư”, chữ Hán là ngư, phát âm [yú] giống như chữ dư 餘 (dư thừa, dư dật, dư dả). Do vậy, cá biểu trưng cho sự dư dả. Hình vẽ cá phối hợp với nhiều hình họa, hoa văn khác có thể hiểu là “hữu dư” có nghĩa là “có”, tức giàu có: dư ăn dư để.

Cửu ngư đồ: là tranh vẽ 9 con cá, lợi dụng sự đồng âm giữa “cửu” là chín và “cửu” là lâu dài để cầu chúc dư dả lâu dài.

Sen và cá

Treo tranh phong thuỷ để kích hoạt tài lộc  - Ảnh 4

“Sen”, chữ Hán đọc là “liên” đồng âm với “liên” (liên tục, liên tiếp, liền nhau), “cá” chữ Hán đọc là “ngư” đọc là “yu”: đồng âm với “dư” (dư dả). Sen - cá biểu ý cho sự “dư dả liên tục” nghĩa là không phải lúc dư lúc thiếu. Hình họa “liên dư”, cá thường vẽ nhiều con.