Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp ngăn chặn tội phạm về tài chính và rửa tiền?
Một cuộc khảo sát gần đây của Công ty Phần mềm Phân tích Toàn cầu (FICO) tiết lộ rằng, trong khi 95% các ngân hàng Việt Nam tin trí tuệ nhân tạo sẽ giúp ngăn chặn tội phạm về tài chính và rửa tiền, tuy nhiên, làm thế nào để vận hành công nghệ tiên tiến này lại là câu chuyện đáng quan tâm hiện nay.
Phương thức thanh toán hiện đại ngày càng phát triển, sự bùng nổ của công nghệ số và việc xuất hiện nhiều loại tiền ảo ẩn danh đang tạo cơ hội cho hoạt động rửa tiền.
Ông Timothy Choon, Trưởng bộ phận Tội phạm Tài chính của FICO tại châu Á - Thái Bình Dương cho biết: Trong một khảo sát gần đây của FICO, có tới 95% ý kiến các ngân hàng Việt Nam tin rằng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp ngăn chặn tội phạm về tài chính và rửa tiền.
Tại Việt Nam, 96% ngân hàng cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư tuân thủ trong năm tới và 27% có kế hoạch để tăng đáng kể khoản đầu tư này vào năm 2021. Tổng mức đầu tư vào công nghệ tuân thủ của các ngân hàng ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng vào năm 2021. Kết quả khảo sát cho biết, 49% số ngân hàng được hỏi cho biết ngân sách sẽ tăng, với 34% dự kiến sẽ tăng đáng kể.
Các hệ thống tuân thủ dựa trên các quy tắc tiếp tục là chủ lực của các ngân hàng ở châu Á - Thái Bình Dương khi chống tội phạm tài chính. Tuy nhiên, một số ngân hàng áp dụng sớm đang bắt đầu bước vào thế giới mới của trí tuệ nhân tạo và nhận ra rằng các hệ thống dựa trên quy tắc có từ hàng thập kỷ qua không thể tự mình theo kịp các mối đe dọa tinh vi.
Khi được hỏi về hiệu quả của công nghệ cũ dựa trên các quy tắc (rule-based), 64% ngân hàng Việt Nam cho biết, họ vẫn tin vào khả năng của các hệ thống AML này, mặc dù hiện có tới 45 % ngân hàng đang "chật vật" để sửa đổi hệ thống tuân thủ chống rửa tiền (AML) dựa trên quy tắc hiện có.
“Bí quyết là vận hành công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến và khiến nó hoạt động song song với các hệ thống dựa trên quy tắc. Tuy nhiên, trên thực tế, 20% số ngân hàng được khảo sát cho rằng đây là trở ngại chính của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu giảm thiểu rủi ro tội phạm tài chính”, ông Timothy Choon cho hay.
Cuộc khảo sát của FICO cũng cho thấy, những thách thức đối với các giải pháp tuân thủ AML hiện có trong khu vực phần lớn là: Khả năng đáp ứng các loại rủi ro tuân thủ mới trong các kênh và sản phẩm; Khả năng cung cấp giải pháp tuân thủ tích hợp đầu cuối và cơ sở hạ tầng để cập nhật nhanh chóng với các thay đổi trong quy định.
Tại châu Á - Thái Bình Dương, các ngân hàng đa quốc gia thiên về sử dụng hệ thống AML của các nhà cung cấp giải pháp, trong khi việc sử dụng hệ thống tự phát triển phổ biến hơn với các ngân hàng trong nước.
Kết quả khảo sát của FICO cũng cho biết, phần lớn các ngân hàng (93%) trên khắp châu Á - Thái Bình Dương có khả năng tiếp tục chi tiêu cho công nghệ phục vụ việc nâng cấp hoặc tăng cường hệ thống tuân thủ của họ.
Tuy nhiên, tại các trung tâm tài chính, những khu vực quan trọng như Singapore và Hồng Kông, chỉ có hai phần ba số người được hỏi cho biết ngân hàng của họ có khả năng sẽ bắt đầu đầu tư mới vào công nghệ tuân thủ, có thể là do họ đã chi tiêu đáng kể trong lĩnh vực này trong những năm gần đây.
Tại Việt Nam, 96% ngân hàng cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư tuân thủ trong năm tới và 27% có kế hoạch để tăng đáng kể khoản đầu tư này vào năm 2021.
Tổng mức đầu tư vào công nghệ tuân thủ của các ngân hàng ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng vào năm 2021. Kết quả khảo sát cho biết, 49% số ngân hàng được hỏi cho biết ngân sách sẽ tăng, với 34% dự kiến sẽ tăng đáng kể.
Điều thú vị là, các ngân hàng nước ngoài nghiêng về chi tiêu mới so với các đối tác trong nước. Indonesia, Australia, Thái Lan và Philippines là những thị trường cho biết sẽ đầu tư nhiều nhất vào năm 2021.
Ông Choon cũng cho biết, cuộc khảo sát này được thực hiện vào tháng 5 và điều đó cho thấy, ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế gần đây do đại dịch gây ra, các ngân hàng vẫn cam kết chi tiêu có mục tiêu giúp tăng khả năng phòng thủ tuân thủ AML của họ.
“Mức độ sẵn sàng tăng lên về nhận thức về sự tuân thủ và về gian lận như một nguy cơ tội phạm tài chính phổ biến - một kẻ lừa đảo có nhiều khả năng sẽ rửa tiền và ngược lại”, ông Choon nhấn mạnh.