“Trò chơi đuổi bắt” của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới
Fed ngày nay có thể chứng kiến tình huống chính sách giống như năm 1978, khi đó, Fed nâng lãi suất cơ bản mạnh tay thế nhưng cuối cùng lại không thể đẩy được lãi suất thực cao lên mức phù hợp.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell, đang chuyển hướng sang thắt chặt chính sách tiền tệ. Mục tiêu của ông dường như đã rõ ràng, nâng lãi suất lên ngưỡng trung lập, điều này sẽ không làm giảm tăng trưởng nhưng cũng không kích thích tăng trưởng kinh tế.
Theo phân tích của Wall Street Journal, ngay cả trong điều kiện bình thường, chẳng ai biết ngưỡng lý thuyết thực tế là bao nhiêu. Và hiện tại cũng không phải điều kiện bình thường. Có nhiều lý do để tin rằng lập trường phía sau chính sách của ngân hàng trung ương chính là sau khi tính toán với lạm phát cao, ngưỡng trung lập có thể cao hơn tính toán gần đây nhất của các quan chức.
Trong cuộc họp của quan chức ngân hàng trung ương vào tháng sau, dự kiến họ sẽ chấp thuận kế hoạch thu hẹp bảng cân đối kế toán quy mô 9 nghìn tỷ USD, nâng lãi suất cơ bản nửa điểm phần trăm. Và tiếp theo, họ sẽ tiếp tục nâng lãi suất với mức độ tương tự trong tháng 6/2022.
Tuần trước, chủ tịch Fed Jerome Powell từng nói: “Chúng tôi nhiều khả năng sẽ nâng lãi suất và đẩy mức lãi suất nói chung lên ngưỡng trung lập hơn nếu cần thiết”.
Yếu tố then chốt với chiến lược đó sẽ là ước tính về lãi suất trung lập, thuật ngữ tiền tệ cân bằng giữa nguồn cung và nhu cầu khi mà tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp, nền kinh tế tăng trưởng ổn định và lạm phát ở quanh ngưỡng 2% theo mục tiêu của Fed.
Lãi suất trung lập danh nghĩa được tính toán bằng cách bổ sung lạm phát vào tính toán lạm phát điều chỉnh cũng như lãi suất trung lập thực tế. Lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa mới có ý nghĩa với chính sách tiền tệ. Tuy nhiên bởi vì lạm phát làm giảm gánh nặng trả nợ, lãi suất thực hoàn toàn cần thiết để tạo ra động lực tiết kiệm và giảm động lực vay tiền ví như dành cho mua nhà hay doanh nghiệp, kết quả làm chững lại tăng trưởng kinh tế và dịu áp lực lạm phát.
Trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, lãi suất trung lập danh nghiệp được tin ở mức khoảng 4%, đó là mức lãi suất trung lập thực 2% cộng thêm với lạm phát 2%. Thập kỷ kế tiếp, các quan chức Fed hạ ước tính lãi suất thực xuống còn khoảng từ 2% đến 3% bởi họ tin rằng lãi suất trung lập thực là cần thiết để giúp giữ cả tăng trưởng và lạm phát ổn định.
Fed đương đầu với một vài câu hỏi: Làm sao để lãi suất nhanh chóng trở lại ngưỡng trung lập, lãi suất có cần phải lên cao hơn trên ngưỡng này không và trung lập là như thế nào?
Ở hiện tại, phần lớn tin rằng trung lập ở ngưỡng khoảng 2,25% đến 2,5% và lãi suất cần phải lên ngưỡng đó trong năm nay, ở ngưỡng này họ sẽ chứng kiến kinh tế phản ứng như thế nào. Một số người muốn hành động nhanh hơn, nhiều người cởi mở với khả năng đó trong năm 2023.
Ngày 7/4/2022, chủ tịch Fed tại Chicago – ông Charles Evans nói: “Tôi lạc quan rằng chúng ta có thể quay trở lại trạng thái trung lập, chúng tôi nhận thấy rằng thực ra chúng ta cũng không còn xa so với mục tiêu mà chúng ta cần hướng đén. Chắc chắn chúng ta sẽ còn phải hành động nhiều hơn để lên đến ngưỡng trung lập, đó chính là kỳ vọng của tôi”.
Có yếu tố bất ổn trong các kịch bản để người ta có thể hiểu sự trung lập nằm ở đâu. Điều đó tùy thuộc vào hướng diễn biến của lạm phát, mà bản thân nó còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng trung ương Mỹ ví như gián đoạn chuỗi cung ứng hay tình hình căng thẳng tại Nga – Ukraine cũng như các biện pháp phong tỏa tại Trung Quốc.
Theo ông Blitz, Fed ngày nay có thể chứng kiến tình huống chính sách giống như năm 1978, khi đó, Fed nâng lãi suất cơ bản mạnh tay thế nhưng cuối cùng lại không thể đẩy được lãi suất thực cao lên đủ để làm chững lại nền kinh tế.
Ông Blitz phân tích: “Họ không ngừng nghĩ ngợi và tính toán theo kiểu như thế này là đủ, như thế kia là đủ và cuối cùng họ nhận ra thực ra chẳng đủ chút nào. Fed đã có quá nhiều lần chơi trò đuổi bắt việc thắt chặt các điều kiện tài chính nếu thế giới vẫn chưa thể hết các vấn đề”.