Trung Quốc ban hành Hướng dẫn phát triển xanh năm 2022
Ngày 06/01/2022, Bộ Môi trường và Sinh thái Trung Quốc (MEE) đã phối hợp với Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM) công bố “Hướng dẫn bảo vệ môi trường sinh thái cho các dự án xây dựng và hợp tác đầu tư nước ngoài” năm 2022. Hướng dẫn được đưa ra sau tuyên bố của Trung Quốc vào tháng 9/2021, không xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới ở nước ngoài và nhấn mạnh về việc hỗ trợ phát triển xanh ở các nước đang phát triển nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
“Hướng dẫn bảo vệ môi trường sinh thái cho các dự án xây dựng và hợp tác đầu tư nước ngoài” năm 2022 của Trung Quốc gồm 25 điều, khuyến khích các công ty Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài tuân theo các thông lệ quốc tế hoặc của Trung Quốc về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Một trong những đáng chú ý trong Hướng dẫn này là việc nước này đề cập tới cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước tham gia vào các dự án mới ở nước ngoài, các dự án tái thiết, mở rộng và sáp nhập, nhằm thực hiện văn minh sinh thái và thúc đẩy sự phát triển xanh và chất lượng cao của các dự án, tích hợp các cân nhắc về môi trường trong toàn bộ vòng đời dự án - từ lập kế hoạch dự án đến xây dựng, quản lý và hủy xây dựng, cũng như công bố thông tin.
Hướng dẫn mới có những điểm tương đồng với quan điểm của Hội đồng Hợp tác Quốc tế về Môi trường và Phát triển Trung Quốc (CCICED) qua các nghiên cứu chính sách đặc biệt về tài chính xanh, đầu tư xanh và quản lý chuỗi cung ứng xanh…
Theo đó, các công ty Trung Quốc nên hoặc được khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn khắt khe hơn của Trung Quốc về bảo vệ môi trường nếu họ hoạt động ở các nước sở tại có nền quản trị môi trường yếu kém; Cải tiến hệ thống quản lý môi trường nội bộ với việc tham khảo các thông lệ quốc tế; Tham gia các dịch vụ tư vấn hiểu rõ luật môi trường trong và ngoài nước cũng như năng lực môi trường quốc tế để hỗ trợ đánh giá môi trường; Tập trung giảm thiểu rủi ro môi trường trong ba khía cạnh: kiểm soát ô nhiễm, giải quyết biến đổi khí hậu, khảo sát đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, Hướng dẫn cung cấp một số hướng dẫn cho bốn lĩnh vực gồm: Năng lượng sạch và tái tạo; Các dự án hóa dầu; Các dự án khai thác và xử lý chất thải; Các dự án giao thông.
Hướng dẫn mới có những điểm tương đồng với quan điểm của Hội đồng Hợp tác Quốc tế về Môi trường và Phát triển Trung Quốc (CCICED) qua các nghiên cứu chính sách đặc biệt về tài chính xanh, đầu tư xanh và quản lý chuỗi cung ứng xanh…
Kèm theo theo đó, Hướng dẫn cũng khuyến nghị các doanh nghiệp Trung Quốc nên sử dụng hướng dẫn này làm cơ sở để thúc đẩy phát triển xanh và giảm thiểu rủi ro môi trường. Các tổ chức tài chính của Trung Quốc nên phát triển hoặc áp dụng các chính sách môi trường và xã hội phù hợp với các tiêu chuẩn địa phương, Trung Quốc và quốc tế.
Tuy nhiên, Hướng dẫn không đề cập cụ thể đến các công ước quốc tế, chẳng hạn như không phải tuân thủ Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc, Hiệp định Paris 2019 hoặc Công ước về Đa dạng sinh học… thay vào đó, Hướng dẫn quy định các doanh nghiệp phải chú ý đến luật pháp, quy định và chính sách toàn cầu cũng như địa phương về giải quyết biến đổi khí hậu.
Hướng dẫn năm 2022 là bản nâng cấp từ Hướng dẫn năm 2013 và hỗ trợ thêm cho Hướng dẫn năm 2021, yêu cầu các doanh nghiệp Trung Quốc “đóng góp tích cực vào việc giải quyết biến đổi khí hậu” và “thúc đẩy việc thực hiện bảo tồn và bền vững đa dạng sinh học”, quy định việc phục hồi sinh thái cho các địa điểm dự án và các tác động của dự án. Đây là một bước tiến quan trọng so với Hướng dẫn năm 2013 và 2021, tập trung vào các tiêu chuẩn của nước sở tại hoặc giảm các tác động sinh học.