Trung Quốc liệu có thực sự phá giá đồng nhân dân tệ, thao túng tiền tệ?

Theo Tiệp Nguyễn/nhadautu.vn

Việc Tổng thống Trump quy cho Trung Quốc là đang thao túng tiền tệ theo một đạo luật thương mại năm 1988 được coi là thiếu thực tế, khi không có một hình phạt nào có thể áp dụng hiệu quả với Trung Quốc.

Hiện tại, 1 USD = 7,06 nhân dân tệ.
Hiện tại, 1 USD = 7,06 nhân dân tệ.

Đầu tháng trước, Mỹ đã chính thức quy cho Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ. Những người hiếu chiến ủng hộ chiến tranh thương mại từ lâu đã tranh luận rằng Washington cần chỉ trích Bắc Kinh vì hành động giữ tiền ở dưới mức giá trị để thúc đẩy xuất khẩu một cách không công bằng. 

Nhưng điều mỉa mai ở đây là, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lựa chọn thời điểm khi Trung Quốc không thật sự kìm hãm đồng nhân dân tệ để có thể chính thức bị coi là thao túng đồng tiền. Mặc dù, trong quá khứ Trung Quốc chắc chắn đã thao túng đồng tiền của mình nhưng họ đã dừng hành động này kể từ năm 2014.

Hiện tại, ông Trump bực bội bởi sự sụt giá của đồng nhân dân tệ đồng thời thất vọng vì không đạt được tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung, đã ép Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Steven Mnuchin phải hành động đi ngược lại những gì ông phản đối (xác định rõ Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ).

Việc xác định này phần lớn mang tính tượng trưng. Theo quy định Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đặt ra thì, hình phạt sẽ là 1 năm đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc, hoặc thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). 

Thực tế, con đường duy nhất để FED có thể xác định Trung Quốc thao túng tiền tệ là thông qua phần mở rộng Đạo luật Thương mại liên ngành và Cạnh tranh năm 1988 - trong đó, tiêu chuẩn xác định việc thao túng tiền tệ bao gồm mọi hành động trên thị trường ngoại hối nhắm tới việc "đạt được những lợi thế không công bằng trong thương mại quốc tế". 

Trung Quốc không vi phạm quy định về thao túng tiền tệ mang tính kỹ thuật hơn được định nghĩa trong Đạo luật Thuận lợi và Thực thi Thương mại năm 2015, về cân bằng thương mại song phương của một đất nước với nước Mỹ, trong trường hợp nước này là nhà cho vay với toàn bộ phần còn lại cả thế giới, và quy mô của sự can thiệp vào thị trường ngoại hối. 

Cả 2 điều luật năm 1988 và năm 2015 đều đang được áp dụng. Và, một vài khía cạnh của bộ luật năm 1988 thực tế thích hợp hơn để xác định các trường hợp thao túng cụ thể, nhưng việc ông Trump sử dụng bộ luật cũ hơn để xác định Trung Quốc thao túng tiền tệ là một vở kịch tầm thường. 

Chưa kể, tổng thống Mỹ không nêu bật được vấn đề đang diễn ra thực sự: với hai đạo luật đều có kẽ hở trong việc định nghĩa về thao túng tiền tệ đang được áp dụng, Mỹ đang thiếu cả tiêu chuẩn thích đáng để xác định việc thao túng tiền tệ lẫn những công cụ hiệu quả để đáp trả điều đó. 

Cho tới cuối 2018, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc vẫn đang tăng lên.
Cho tới cuối 2018, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc vẫn đang tăng lên.

Việc coi Trung Quốc là kẻ thao túng ở thời điểm đất nước này thực sự không thao túng đồng tiền nước mình chỉ khiến khó khăn hơn để có một con đường cứng rắn đối phó với sự thao túng thật sự trong tương lai. 

Từng thao túng tiền tệ không có nghĩa lúc nào cũng sẽ là kẻ thao túng

Việc thao túng tiền tệ xảy ra khi một đất nước sử dụng mức thặng dư thương mại lớn để can thiệp vào thị trường ngoại hối, với mục đích nhắm vào việc làm trượt giá đồng tiền của đất nước mình một cách nhân tạo, có chủ đích khiến các sản phẩm xuất khẩu của mình rẻ hơn trên thị trường toàn cầu. 

Mặc dù các chính sách kinh tế vĩ mô tiêu chuẩn như cắt giảm lãi suất hay mua vào các sản phẩm tài chính nội địa có thể gây ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái, việc thao túng tiền tệ hoàn toàn khác biệt về khái niệm khi được xác định một cách chính xác. Dù nhắm vào các chính sách trước đây để giúp các điều kiện tài chính nội địa dễ dàng hơn, mục đích của thao túng tiền tệ đơn giản là làm yếu đồng tiền hay ngăn giá trị của nó tăng lên khi cần thiết. 

Các chính phủ thường thực hiện việc này bằng cách mua ngoại tệ và bán ra đồng tiền của mình, qua đó làm giảm cầu tiền nội địa một cách nhân tạo.

Ông Trump đang có ý đồ thực hiện một cuộc chiến tiền tệ chống lại Trung Quốc.
Ông Trump đang có ý đồ thực hiện một cuộc chiến tiền tệ chống lại Trung Quốc.

Đôi khi rất khó xác định sự thao túng một cách tinh vi. Như, một nước có những lý do hợp pháp và cân nhắc thận trọng khi can thiệp vào thị trường ngoại hối. Khi một nước nhận được dòng tài chính lớn đổ vào, họ có thể muốn dự trữ ngoại hối nhằm đối phó với trường hợp dòng tài chính đảo chiều. 

Các nước mắc nợ lớn và bị thâm hụt thương mại cũng cần dự trữ ngoại hối để hạn chế rủi ro xảy ra khủng hoảng. Nhưng nếu sự can thiệp được thực hiện bởi một nước có thặng dư thương mại lớn thì thường đó là sự thao túng tiền tệ - một chính sách trực tiếp nhắm vào việc giữ được thặng dư thương mại cao hơn là mục tiêu xử lý những vấn đề trong nền kinh tế nội địa. 

Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001, vốn đã là một cú hích lớn với nền kinh tế, Trung Quốc vẫn bắt đầu thao túng tiền tệ trong khoảng 15 năm. Trong những hoàn cảnh bình thường, sự tăng trưởng nhanh chóng sẽ khiến giá trị của đồng nhân dân tệ tăng lên. 

Nhưng Bắc Kinh đã xác định phải giữ sản phẩm xuất khẩu giá rẻ, từ chối đưa giá đồng tiền của mình lên mức cao hơn so với đồng đô la. Họ mua vào dự trữ ngoại hối để hạ giá đồng nhân dân tệ một cách nhân tạo.

Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc trong thời kỳ đó là một lý do gây ra "cú sốc Trung Quốc". Cú sốc này gây ra sự suy thoái kinh tế của các nước, trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, lĩnh vực việc làm tại Mỹ và các khu vực Châu Âu cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc.

 Đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục giảm giá trị nếu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không có chính sách kiểm soát chặt chẽ về giá.
 Đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục giảm giá trị nếu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không có chính sách kiểm soát chặt chẽ về giá.

Nhưng Trung Quốc đã dừng việc thao túng tiền tệ vào nửa cuối năm 2014, khi đồng USD được củng cố mạnh mẽ. Đây là kết quả khi FED quyết định bắt đầu tăng lãi suất tiền gửi, còn Ngân hàng Trung ương Châu Âu thì bắt đầu chính sách nới lỏng định lượng. Vào thời điểm đó, đồng nhân dân tệ gắn chặt với đồng USD.

Khi đồng USD tăng giá nó cũng kéo giá trị của đồng nhân dân tệ lên, chống lại rất nhiều các đối tác thương mại của Trung Quốc, gây thêm áp lực với nền kinh tế đang yếu đi. Trong quá trình bất ổn của thị trường, nhiều người gửi tiền ở Trung Quốc bắt đầu lo ngại đồng nhân dân tệ có thể sụt giá và đưa tiền ra khỏi Trung Quốc. 

Kết quả là, Bắc Kinh không cần phải mua một lượng lớn đồng USD trên thị trường ngoại hối để giữ cho đồng Nhân dân tệ khỏi tăng cao. Ngược lại, đây là thời điểm để bán đồng USD, mua vào đồng nhân dân tệ để giữ cho đồng tiền khỏi rớt giá. 

Bắc Kinh vẫn không cho phép đồng tiền của mình trôi nổi một cách tự do. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang quản lý giá nhân dân tệ trên thị trường thông qua nhiều biện pháp hơn là mua ngoại hối, như hiện tại bằng cách thiết lập điểm trung bình trong hoạt động mua bán nhân dân tệ hàng ngày.