Trung Quốc tìm cách tránh suy thoái kinh tế

Theo Minh Thiện/doanhnhansaigon.vn

Sau hai tháng kể từ khi Facebook công bố kế hoạch phát hành tiền mật mã Libra, mới đây Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBoC) cho biết sắp sửa phát hành đồng tiền số riêng.

 Nhà kinh tế học Andrew Tilton của Goldman Sachs ước tính các đợt tăng thuế quan có hiệu lực trước ngày 1/8/2019 đã làm giảm 0,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc.
Nhà kinh tế học Andrew Tilton của Goldman Sachs ước tính các đợt tăng thuế quan có hiệu lực trước ngày 1/8/2019 đã làm giảm 0,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc.

Sự leo thang cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong 18 tháng qua đã phủ bóng lên tình hình kinh doanh và tăng trưởng ở nhiều nền kinh tế lớn. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc vẫn duy trì ở mức khoảng 7% và lạm phát gần với mức trần mục tiêu 3%.

Theo báo Financial Times, diễn biến này là đáng ngạc nhiên, bởi Trung Quốc được nhiều chuyên gia (và có lẽ cả chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump) dự báo sẽ là nạn nhân chính từ chiến tranh thương mại. Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc đã xoay xở như thế nào để vượt qua cú sốc thương mại? 

Nhà kinh tế học Andrew Tilton của Goldman Sachs - người đã công bố các nghiên cứu thực nghiệm về cuộc chiến thương mại, ước tính các đợt tăng thuế quan có hiệu lực trước ngày 1/8/2019 đã làm giảm 0,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc. 

Điều này tương thích với sự xấu đi của đóng góp thương mại ròng vào chi tiêu trong GDP từ năm 2017-2019, qua đó cho thấy ước tính trên là phù hợp. 

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ gần đây đã công bố một nghiên cứu ước tính sự không chắc chắn về chính sách thương mại sẽ làm giảm GDP thực tế ở các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Trung Quốc, khoảng 0,9% vào cuối năm 2019.

Điều này rất giống với kết quả toàn cầu do các nhà kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hồi tuần trước, và cũng gần với sự sụt giảm chi tiêu đầu tư được ghi nhận của người nước ngoài ở Trung Quốc, và bởi các nhà xuất khẩu Trung Quốc kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu.

Nếu chính xác, điều này cho thấy tác động không chắc chắn bởi thương chiến lên GDP của Trung Quốc mà nhiều người dự báo sụt giảm tương đương 1,3%. Cú sốc thương chiến đã được Trung Quốc bù đắp bằng chính sách kích thích phát triển kinh tế và giảm tỷ giá hối đoái.

Một số chính sách kinh tế nội địa cũng được chính quyền trung ương nới lỏng kể từ khi cuộc thương chiến bắt đầu, mặc dù được thực hiện một cách thận trọng, với những nỗ lực liên tục nhằm kìm hãm sự tăng trưởng nợ trong nền kinh tế, đặc biệt là ngân hàng ngầm.

Chính sách tiền tệ của Trung Quốc đã được nới lỏng nhưng rất thận trọng. Một chỉ số chính sách quan trọng, lãi suất cho vay trung hạn 12 tháng vẫn không thay đổi, trong khi tỷ lệ yêu cầu dự trữ đã bị cắt giảm 4 điểm phần trăm. Chính sách tín dụng đã được nới lỏng và tổng tín dụng, theo dự báo của JPMorgan, sẽ tăng 12% trong năm 2019. Chính sách nhà ở là một ngoại lệ, với việc không có sự nới lỏng nào đối với những quy định có thể hạn chế xây dựng.

Chỉ số Goldman Sachs về tổng thể của chính sách kinh tế vĩ mô ở Trung Quốc chứa tất cả những yếu tố ấy, và theo đó, việc nới lỏng chính sách tiền tệ dường như đủ lớn để bù đắp.

Mức giảm 6% trong tỷ giá hối đoái kể từ quý II/2018 có thể chiếm thêm khoảng 0,7% GDP trong ba năm, tính từ nghiên cứu mới nhất của IMF về các hiệu ứng tiền tệ đối với hoạt động kinh tế toàn cầu. Tóm lại, sự thiệt hại do chiến tranh thương mại đến tháng 8/2019 đã được Trung Quốc bù đắp bằng những chính sách kinh tế phù hợp.

Do đó, Trung Quốc dường như ít quan tâm hơn về thuế quan bổ sung mà Tổng thống Trump đã hứa vào ngày 1 và 23/8/2019. Quốc vụ viện Trung Quốc đã phản ứng bằng cách công bố các biện pháp tài chính và tiền tệ mới, vốn được dự kiến sẽ lại một lần nữa bù đắp một phần hoặc toàn bộ thiệt hại, nếu có, từ việc Mỹ áp dụng thuế suất mới từ đầu tháng 9.

Trong những ngày gần đây, cả hai bên - đặc biệt là Nhà Trắng - dường như đang “nhón chân” ra khỏi bờ vực thương chiến. Với việc nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm hơn Trung Quốc, ông Trump có động lực để đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trước khi bắt đầu chiến dịch tái tranh cử tổng thống.