Tư duy mới và nhận thức về tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế

Hương Giang

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xác định là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội ở nước ta. Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách thu hút FDI, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về đánh giá tác động của FDI đối với phát triển kinh tế và các biện pháp cần thực thi để phát huy tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xác định là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội ở nước ta.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xác định là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội ở nước ta.

Tư duy mới và nhận thức về tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế

Đối với Việt Nam, thu hút vốn FDI và phát triển doanh nghiệp FDI đã, đang góp phần quan trọng trong tiếp nhận công nghệ hiện đại, kinh nghiệp quản trị tiên tiến và tạo điều kiện để các doanh nghiệp có điều kiện tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu và các mạng phân phối toàn cầu; đồng thời tạo tiền đề để các doanh nghiệp mở rộng thị trường ra thế giới.

Song song với đó, thu hút vốn FDI góp phần gia tăng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, làm cho sản xuất phát triển hơn; cũng tức là làm cho nền kinh tế tăng trưởng hơn cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cũng như rất có thể tạo ra những sự phát triển bứt phá cho nền kinh tế.

Bên cạnh những yếu tố tích cực từ đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thì còn cần nói đến ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế như: Vấn đề chuyển giá, chuyển ngoại tệ do lợi nhuận về nước sẽ gây ra tình trạng thất thoát giá trị tăng thêm của nền kinh tế cũng như gây ra sự tăng ảo của nền kinh tế. Sau đó phải nhắc tới ảnh hưởng xấu tới môi trường và nền kinh tế phải chi một khoản kinh phí để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ấy. 

Đổi mới tư duy và nội dung chiến lược thu hút vốn FDI

Trong bối cảnh hiện nay, đối với Việt Nam để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, cần chú trọng những giải pháp sau:

 Thứ nhất, Nhà nước sớm xây dựng và ban hành chiến lược thu hút vốn FDI cho thời kỳ 15-20 năm. Việc thu hút vốn FDI phải theo phương châm tăng suất đầu tư trên mỗi ha đất mà nhà đầu tư xin cấp. Nếu như hiện nay ở nước ta suất đầu tư trung bình chỉ khoảng 3-3,5 triệu USD/ha và ở các thành phố lớn cũng chỉ khoảng 4,5-5,5 triệu USD/ha đã không đem lại hiệu quả như mong muốn, thì nước ta phải có chính sách mới để thu hút được những dự án FDI có suất đầu tư cao hơn (đồng nghĩa với những dự án có công nghệ cao) và cụ thể là đối với các thành phố lớn phải ở mức khoảng từ 10 triệu USD/ha trở lên.

Chính quyền các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương cần phối hợp với các Bộ ngành chức năng lập quy hoạch thu hút vốn FDI cho thời gian dài, Trên cơ sở đó tiến hành lập các dự án kêu gọi FDI rồi quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời phối hợp với các bộ, ngành hữu trách ở Trung ương để triển khai xúc tiến đầu tư một cách có hiệu quả.

Thứ  hai, Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện luật pháp về FDI một cách kịp thời, có hiệu lực, hiệu quả. Luạt pháp này phải có những quy định cụ thể, chi tiết và đủ sức khuyến khích các nhà đầu tưu FDI ham muốn vào làm ăn tại Việt Nam. Đồng thời, một mặt có kế hoạch đáp ứng yêu cầu về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực có chất lượng cao; mặt khác có kế hoạch và biện pháp thỏa đáng để mở rộng mối quan hệ hợp tác chiến lược với những quốc gia nắm công nghệ nguồn và có tiềm lực tài chính lớn cũng như với các Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia của những nước đó.

 Cùng với đó, cần hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý về FDI, thực hiện kiểm tra giám sát và cấp phép một cách có hiệu quả; xây dựng lực lượng cán bộ chuyên trách FDI có năng lực và có đạo đức công vụ. Hình thành Trung tâm thông tin về FDI trên phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương cần có đơn vị xử lý thống tin FDI. Nhà nước nên có kế hoạch đổi mới thống kê về FDI với phương châm coi trọng những chỉ tiêu chất lượng.

Thba, đánh giá lại đội ngũ cán bộ chuyên về FDI trên phạm vi cả nước cũng như ở các địa phương. Nhanh chóng có kế hoạch xây dựng đội ngũ chuyên gia FDI. Hình thành các cơ sở đào tạo bậc đại học chuyên đào tạo chuyên gia về FDI đáp ứng yêu cầu thu hút FDI và qản lý FDI ở Việt Nam.