Văn hóa doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
Ngày nay, văn hóa giữ một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu cho sự phát triển về hình ảnh của doanh nghiệp. Nó tạo điều kiện thuận lợi trong hoạch định và triển khai kế hoạch giúp công ty từng bước hoàn thành các mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn.
Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp
Tất cả những yếu tố xã hội hầu như đều có sự hiện diện của văn hóa hay nói cách khác văn hóa luôn xuất hiện và song hành trên tất cả các mặt của cuộc sống bao gồm cả sự phát triển của một doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là văn hóa bao gồm những giá trị, những chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của tất cả mọi thành viên từ các lãnh đạo cho đến nhân viên nhằm xây dựng một hình ảnh về thương hiệu cho công ty ấy hoặc đơn giản hơn là: Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó chi phối tình cảm, nếp sống, suy nghĩ, tư duy và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; Tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi một doanh nghiệp.
Chính vì những yếu tố quan trọng về mặt đạo đức nên không quá khi nói văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô giá của mỗi một doanh nghiệp và nó góp phần to lớn trong việc tạo nên một doanh nghiệp thành công hay trở thành một doanh nghiệp thất bại.
Lợi ích mà văn hóa doanh nghiệp mang lại
Không phải bỗng nhiên chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp nếu nó không đem lại được lợi ích gì. Như chúng tôi đã nói văn hóa doanh nghiệp quyết định sự thành bại của cả một doanh nghiệp vì vậy hãy cố gắng xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tốt để thể hiện sự vững mạnh của công ty bạn, cho thấy thái độ chuyên nghiệp của mỗi một thành viên trong doanh nghiệp của mình.
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng thì cũng giống như một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu và nếu chúng ta không có lí tưởng, mục tiêu phấn đấu chúng ta chỉ nhận về thất bại mà thôi.
Các công ty phát triển lớn mạnh đều có nền văn hóa doanh nghiệp vững chắc, tuổi đời của một doanh nghiệp có nền văn hóa vững chắc lớn hơn rất nhiều lần tuổi đời của người lãnh đạo doanh nghiệp đó. Vì vậy mới có câu rằng xây dựng đã khó, giữ vững được nó còn khó hơn vì vậy doanh nghiệp cần phải được dẫn dắt bởi nhiều con người có văn hóa doanh nghiệp chứ không phải một cá nhân riêng biệt.
Văn hóa doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
“Thương trường chính là chiến trường”, câu nói này đã quá đủ để nói lên sự khốc liệt và nguy hiểm của những con người dấn thân mình trong giới thương nhân này. Và đôi khi chính sự khắc nghiệt của cuộc sống ấy đã khiến nhiều người quên đi cái tâm của một người làm kinh doanh mà bị sự phù phiếm và thực dụng của lợi nhuận làm biến đổi bản thân mình. Và đây cũng chỉ là thực trạng của rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động một cách bất chính khiến cho văn hóa doanh nghiệp của họ bị tổn hại trong mắt những người khác.
Vì vậy văn hóa doanh nghiệp nên xuất phát từ chính cái tâm của mỗi một con người trong doanh nghiệp. Chúng tôi vô cùng may mắn khi được làm việc trong những môi trường chuyên nghiệp và hiểu rằng văn hóa doanh nghiệp có trước khi hình thành một doanh nghiệp, bởi văn hóa của một doanh nghiệp xuất phát từ cái tâm tốt của người khởi nghiệp bởi một ông chủ có tâm sẽ có thể quản lí và điều hành một doanh nghiệp có tâm và từ đó sẽ truyền cảm hứng cho những nhân viên cấp dưới hơn của mình.
Từ đó sẽ xây dựng lên văn hóa doanh nghiệp bằng sự quan tâm vào việc phát triển của từng nhân viên: Giúp họ có cuộc sống tốt hơn, cho họ cơ hội học tập, thăng tiến cao hơn trong công việc. Tạo nên những con người có văn hóa doanh nghiệp cũng chính là xây dựng một thương hiệu đẹp cho doanh nghiệp của bạn. Và khi mà sự thống nhất từ trên xuống dưới, tạo nên một bộ máy hoạt động trơn tru cũng chính là lúc doanh nghiệp của bạn tạo nên những thành công cho riêng mình.
Thương hiệu doanh nghiệp không thể rời khỏi quốc gia, cũng như văn hóa doanh nghiệp không thể tách khỏi môi trường kinh doanh. Người quản lý cần linh hoạt, năng động hỗ trợ doanh nghiệp, bớt thể hiện quyền hạn và quan trọng nhất là làm việc bằng cái tâm của một người thương nhân thì doanh nghiệp mới có thể an tâm làm ăn, kinh doanh minh bạch và quan trọng nhất đó là tạo được niềm tin cho khách hàng của mình.