Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ có thể bị phạt tới hàng tỷ đồng
(Tài chính) Theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ, kể từ ngày 12/12/2014, hành vi tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền có thể bị phạt lên đến 250 triệu đồng; các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng sẽ bị phạt nặng với mức phạt lên tới hàng tỷ đồng.
Theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng vừa mới được ban hành, từ ngày 12/12/2014, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng sẽ bị phạt nặng với mức phạt lên tới hàng tỷ đồng. Như vậy so với Nghị định số 202/2004/NĐ-CP thì Nghị định 96/2014/NĐ-CP đã bổ sung một số hành vi mới. Điển hình như các vi phạm quy định về: quản lý và sử dụng giấy phép; tổ chức, quản trị, điều hành; cổ phần, cổ phiếu; huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ; cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác và hoạt động liên ngân hàng; hoạt động thông tin tín dụng; hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng; thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ; mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản; bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng; bảo hiểm tiền gửi; phòng, chống rửa tiền; chế độ thông tin, báo cáo; cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền.
Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP được áp dụng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đặc biệt là những hành vi vi phạm gây mất an toàn, vi phạm dễ ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tiền tệ sẽ bị áp dụng mức xử phạt nặng như vi phạm về quản lý và sử dụng giấy phép; vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng; vi phạm về bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng…
Cụ thể, Nghị định mới quy định đối với hành vi hoạt động không có giấy phép (trừ một số trường hợp quy định) và chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hành nước ngoài mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản có thể bị phạt tới 500 triệu đồng.
Đồng thời, phạt tiền từ 500 – 600 triệu đồng đối với hành vi hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ, tổ chức làm đại lý đổi ngoại tệ, tổ chức khác mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ, hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định; phạt từ 400-450 triệu đồng đối với hành vi vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật.
Đối với hành vi vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi, Nghị định quy định mức phạt tới 150 triệu đồng đối với hành vi không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền bảo hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đối với hành vi tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền có thể bị phạt lên đến 250 triệu đồng.
Các mức phạt tiền quy định trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm khi thực hiện công việc của cá nhân thuộc quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định trên; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân thuộc quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP được áp dụng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đặc biệt là những hành vi vi phạm gây mất an toàn, vi phạm dễ ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tiền tệ sẽ bị áp dụng mức xử phạt nặng như vi phạm về quản lý và sử dụng giấy phép; vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng; vi phạm về bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng…
Cụ thể, Nghị định mới quy định đối với hành vi hoạt động không có giấy phép (trừ một số trường hợp quy định) và chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hành nước ngoài mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản có thể bị phạt tới 500 triệu đồng.
Đồng thời, phạt tiền từ 500 – 600 triệu đồng đối với hành vi hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ, tổ chức làm đại lý đổi ngoại tệ, tổ chức khác mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ, hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định; phạt từ 400-450 triệu đồng đối với hành vi vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật.
Đối với hành vi vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi, Nghị định quy định mức phạt tới 150 triệu đồng đối với hành vi không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền bảo hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đối với hành vi tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền có thể bị phạt lên đến 250 triệu đồng.
Các mức phạt tiền quy định trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm khi thực hiện công việc của cá nhân thuộc quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định trên; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân thuộc quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.