Ngân hàng ANZ:
Việt Nam giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới như thế nào?
Vị thế dẫn đầu trong ngành sản xuất của Trung Quốc đang dần lung lay bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ. Vậy quốc gia khác có thể thay thế vị trí đó hay không?
Trung Quốc đang chứng kiến sự thay đổi và không thể trở thành nhà sản xuất của cả thế giới mãi mãi. Sự thay đổi trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc chỉ diễn ra khi căng thẳng với Mỹ tiếp tục bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, thế giới vẫn cần những sản phẩm được sản xuất mỗi ngày. Vậy quốc gia nào sẽ hưởng lợi trong thời điểm này? Theo ANZ, Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á hội tụ đủ các yếu tố phù hợp cho sự thay đổi đó.
Sản xuất là động lực tăng trưởng trọng yếu của Việt Nam trong những năm gần đây. Trong khi thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm chạp, GDP của Việt Nam tăng vọt từ 70% trong năm 2007 lên tới 200% vào năm 2017.
Lĩnh vực sản xuất là nhân tố chính đối với FDI ở Việt Nam, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 18% từ năm 2012 đến năm 2017, phần lớn nguồn vốn FDI đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong khi đó, vai trò của Trung Quốc với vị trí là trung tâm sản xuất toàn cầu đang dần sụt giảm bởi ngày càng có nhiều yếu tố thúc đẩy các công ty đa dạng hóa đầu tư. Trung Quốc đạt được vị thế như hiện nay là nhờ những cải cách của chính phủ và nguồn lao động trẻ, rẻ và sẵn có, nhưng lại đang mất dần vị thế.
Điều này đã thôi thúc các công ty đa quốc gia trong khu vực mà "không nghĩ rằng chiến tranh thương mại chỉ là cuộc khủng hoảng ngắn hạn" đưa ra một chiến lược quan trọng, ông Joe Chau của Phòng Thương mại Hồng Kông, trả lời Financial Times.
Rất nhiều công ty đa quốc gia đang xem xét lại về chuỗi cung ứng toàn cầu để giải quyết vấn đề này và tiến hành đa dạng hóa bằng cách chuyển cơ sở sản xuất sang các quốc gia khác. Ông Joe Chau nói: "Chúng tôi phải phân tích quốc gia châu Á nào có lợi cho các khách hàng của mình và bù đắp những rủi ro của việc rời khỏi Trung Quốc."
Trưởng phòng Nghiên cứu châu Á tại Ngân hàng ANZ, Khoon Goh, cho viết Việt Nam đã mở cửa cho vốn đầu tư nước ngoài và xóa bỏ những rào cản kinh doanh. "Việt Nam thực sự có khả năng được hưởng lợi từ môi trường địa chính trị toàn cầu ngày càng khốc liệt hơn."
Ngành sản xuất ở Trung Quốc hiện đang không còn là lựa chọn hàng đầu của các công ty đa quốc gia, bởi những yếu tố sau:
- Quá trình tăng lương cho công nhân: Mức lương trung bình hàng năm của Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2005. Nước này đã tái cân bằng mức lương từ năm 2007 đối với nền kinh tế dựa trên tiêu dùng.
- Lực lượng lao động già: Dân số Trung Quốc thuộc nhóm 39 tuổi đã giảm từ 63,7% năm 2005 xuống còn 53,1% trong năm 2017.
- Các nhà máy thép, nhà máy luyện kim và các ngành công nghiệp gây ô nhiễm khác đối mặt với những quy định chặt chẽ hơn.
- Phần lớn nợ quốc gia của Trung Quốc tập trung vào bảng cân đối kế toán của các công ty (chiếm 163% GDP vào giữa năm 2017).
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã nhận thấy sự nghiêm trọng của các khoản nợ và đang cố gắng kiềm chế sự gia tăng của nó, việc này có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế.
- Chiến tranh thương mại: Hiện tại, tổng số thuế mà Mỹ áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là 250 tỷ USD, còn phía Trung Quốc áp lên Mỹ là 110 triệu USD. Ảnh hưởng đối với các lĩnh vực liên quan là rất lớn nhưng những tổn thất đối với nền kinh tế toàn cầu thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Thuế nhập khẩu do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng đối với 50% hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và các biện pháp trả đũa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã làm tăng chi phí xuất khẩu sản phẩm từ Trung Quốc sang Mỹ.
Mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại kéo dài có thể thúc đẩy các công ty quyết định tìm kiếm địa điểm sản xuất thay thế và thực hiện đa dạng hóa từ Trung Quốc sang các nước có chi phí thấp hơn như Việt Nam. Việt Nam có thể trở thành cơ sở sản xuất thay cho Trung Quốc trong tương lai.
Theo ANZ, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu lớn đối với hàng dệt may, hàng điện tử và giày dép, trong số các mặt hàng khác, với 1/10 số điện thoại thông minh trên thế giới được sản xuất tại Việt Nam.
Đây là những lợi thế của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang:
- Chi phí lao động thấp và năng suất cao: Tiền công cho sản xuất tại Trung Quốc đã tăng từ 2 USD/giờ từ năm 2010 lên 3,9 USD vào năm 2016. Trong khi đó, con số này ở Việt Nam là 1 USD đến 1,4 USD/giờ.
- Lực lượng lao động trẻ: Hiện tại, 70% dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 35, theo Ngân hàng Thế giới (WB), và tầng lớp trung lưu mới nổi dự kiến sẽ vượt qua 1/4 tổng dân số vào năm 2016.
- Tự do hóa thương mại: Việt nam là một trong những quốc gia đứng đầu ở Đông Á khi nói về các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các hiệp định với ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hơn nữa sắp tới Việt Nam ký, hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU). Theo đó, hai bên sẽ giảm dần các mức thuế quan trong gần một thập kỷ đối với các lĩnh vực liên quan, điều này có thể thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng với 15% GDP.
Môi trường đầu tư thuận lợi và sự ổn định của nền kinh tế: Việt Nam nhận được điểm số cao hơn những đối tác trong khu vực cho các chỉ số "cạnh tranh" và "sự thuận lợi trong kinh doanh" tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Chính phủ Việt Nam đã nới lỏng những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài và tìm cách thúc đẩy đầu tư mạnh hơn vào các công ty niêm yết.
Thuế và những ưu đãi: Việt Nam đã cắt giảm tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% xuống còn 20% vào năm 2003. Ưu đãi thuế được áp dụng với các lĩnh vực công nghệ, y tế, giáo dục, năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng, cũng như các nhà cung cấp đồ may mặc, công nghệ thông tin và ôtô.
Bên cạnh đó, có rất nhiều cơ sở sản xuất của công ty đa quốc gia được đặt tại Việt Nam. Trong đó có thể kể đến những cái tên rất nổi bật như: Hai nhà sản xuất đồ thể thao lớn của thế giới Adidas và Nike, "gã khổng lồ" công nghệ của Hàn Quốc - Samsung và biểu tượng công nghệ - nhà sản xuất chip Intel.
Sẽ không có kẻ thắng trong cuộc chiến thương mại nhưng dường như Việt Nam là quốc gia có thể đón nhận rất nhiều cơ hội từ đó.