VN-Index tăng mạnh nhờ bluechips dẫn dắt

Quang Sơn (Tin nhanh chứng khoán)

Nếu những phiên giao dịch buồn tẻ trước đó, thị trường có chiều hướng đi ngang khi chỉ số VN-Index qua từng phiên chỉ dao động dưới 1%, thì ngay trong đợt 1 phiên giao dịch sáng nay (7/1), chỉ số Vn-Index bất ngờ tăng mạnh trên 2%. Mức tăng điểm mạnh mẽ của VN-Index được hỗ trợ mạnh từ các mã bluechips, khi thống kê sơ bộ các cổ phiếu giảm giá đều là cổ phiếu của doanh nghiệp quy mô nhỏ, trong khi đó các mã vốn hoá lớn đang góp sức tích cực.

Gần như toàn bộ các cổ phiếu nhóm vốn hoá lớn đều tăng. Tuy nhiên, việc chưa có thông tin tích cực rõ ràng hỗ trợ đã khiến cho lực cung được tăng mạnh vào cuối phiên khiến thị trường đóng cửa ở mức thấp hơn so với khi mở cửa.

 

Thị trường chứng khoán thế giới đóng cửa phiên hôm qua đã đồng loạt đi lên từ thị trường Mỹ cho đến thị trường châu Âu và châu Á. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm qua mặc dù chỉ tăng điểm nhẹ, nhưng khối lượng giao dịch vẫn giữ được ở mức khá và khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng. Đây có thể xem là tín hiệu tích cực trong bối cảnh tình hình hiện nay.

 

Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/01/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 319,58 điểm, tăng 5,54 điểm (tương đương tăng 1,76%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 14.228.790 đơn vị, tăng 23,42% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 349,571 tỷ đồng, tăng 34,94% so với phiên trước.

VN-Index tăng mạnh nhờ bluechips dẫn dắt - Ảnh 1

 

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 520.000 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 10,03 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 14.748.790 đơn vị (tăng 13,72% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 359,601 tỷ đồng (giảm 1,95%).

 

Sàn giao dịch HOSE mở cửa phiên sáng nay với lượng cầu tăng mạnh và đổ vào rất nhiều mã cổ phiếu làm các mã này đều tăng mức giá trần. Những mã như REE, SAM, LBM, VIP đều có lượng dư mua từ 300-400 ngàn đơn vị. Các cổ phiếu niêm yết bất ngờ ồ ạt tăng giá khiến màu xanh chiếm lĩnh gần như toàn bộ bảng giao dịch điện tử trong những phút đầu. Thông lệ thăm dò thị trường trong đợt 1 như vài phiên trước đó đã bị bỏ qua.

 

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 6,36 điểm, lên 320,4 điểm (tương đương tăng 2,03%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2.274.300 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 54,98 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 127 mã tăng giá, 26 mã đứng giá tham chiếu, 18 mã giảm giá và 4 mã không có giao dịch là BBT, COM, PMS, TMS. Đáng chú ý, trong đó có 25 mã tăng trần và có tới 10 mã giảm sàn.

VN-Index tăng mạnh nhờ bluechips dẫn dắt - Ảnh 2

 

Bước sang 30 phút đầu tiên của đợt khớp lệnh liên tục, thị trường vẫn duy trì được đà tăng mạnh mẽ từ đợt 1. Khi mà lượng cầu vẫn được duy trì ở mức khá ở nhiều mã lớn  và lượng cung không đổ ra nhiều. Tuy nhiên, 15 phút cuối đợt, thị trường có nhiều biến động mạnh khi lượng cung đột ngột tăng mạnh ở nhiều mã như SAM, FPT, VNM VTO… kéo theo khối lượng giao dịch trong đợt 2 tăng mạnh. 

 

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 5,25 điểm, lên 319,29 điểm (tương đương tăng 1,67%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 12.332.430 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 308,25 tỷ đồng.

 

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 319,58 điểm, tăng 5,54 điểm (tương đương tăng 1,76%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 14.228.790 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 349,57 tỷ đồng.

 

Trong tổng số 175 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 128 mã tăng giá, 27 mã giảm giá, 19 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 41 mã tăng trần, 6 mã giảm sàn là BTC, DTT, DXV, BAS, KSH, CAD và 1 mã không có giao dịch là PMS. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 10 mã không còn dư.

VN-Index tăng mạnh nhờ bluechips dẫn dắt - Ảnh 3

 

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 7 cổ phiếu tăng giá, 2 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá là HAG.

 

Cụ thể, PVD tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,36%), đạt 77.000 đồng. FPT tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,91%), đạt 53.000 đồng. VNM tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,76%), đạt 86.500 đồng. DPM tăng 1.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,12%), đạt 36.400 đồng. HPG tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,21%), đạt 32.200 đồng. VIC tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,28%), đạt 79.000 đồng. STB tăng 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,09%), đạt 18.600 đồng. HAG giữ nguyên mức giá tham chiếu là 61.000 đồng/cổ phiếu.

 

Còn lại, PVF giảm 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,53%), còn 18.900 đồng. VPL giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,39%), còn 57.000 đồng.

 

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là SSI với gần 1,3 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 8,44% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 33.000 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 1.500 đồng (tương đương 4,76%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 30,06% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

 

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 4 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là TCT, PGC, BBC, KMR. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 5,00%, mã CAD đóng cửa chỉ còn 19.000 đồng/cổ phiếu (giảm 1.000 đồng), tổng khối lượng giao dịch chỉ có 370 cổ phiếu.

 

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì TCT là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 4.000 đồng, lên mức 84.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 12 nghìn cổ phiếu. Ngược lại SFC, BT6, VPL là 3 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 2.000  đồng/cổ phiếu.

 

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 3 mã tăng giá và 1 mã đứng giá. Trong đó có 2 mã họ VFM đều tăng trần. Cụ thể, VFMVF1 tăng 400 đồng (tương đương 4,71%), đạt 8.900 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 200 đồng (tương đương 4,35%), đạt 4.800 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,50%), đạt 4.100 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 3.600 đồng/chứng chỉ quỹ.

 

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 58 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.475.000 đơn vị, bằng 17,39% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, VFMVF4 được họ mua vào nhiều nhất với 332.670 đơn vị, chiếm 72,90% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như SSI (293.400 đơn vị), DPM (260.880 đơn vị), FPT (241.760 đơn vị) và HSG (202.620 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là TNA (99,12%), BMI (92,62%), DPR (88,19%), VFMVF4 (72,90%) và PVD (71,71%).

 

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

SSI

  33.000

  1.500

4,76%

  1.271.410

STB

  18.600

    200

1,09%

   926.750

FPT

  53.000

  1.500

2,91%

   764.810

HPG

  32.200

  1.000

3,21%

   674.740

DPM

  36.400

  1.100

3,12%

   639.310

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

TCT

  84.000

  4.000

5,00%

    11.770

PGC

  10.500

    500

5,00%

   136.390

BBC

  14.700

    700

5,00%

    73.720

KMR

   6.300

    300

5,00%

    14.840

KHA

  12.700

    600

4,96%

   120.540

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

CAD

  19.000

 (1.000)

-5,00%

       370

BTC

  25.200

 (1.300)

-4,91%

      1.970

DTT

   9.700

   (500)

-4,90%

      2.720

KSH

  14.300

   (700)

-4,67%

       840

BAS

   9.000

   (400)

-4,26%

      2.490