World Bank và IMF thúc đẩy tiền kỹ thuật số quốc gia

Theo Diễm Ngọc/enternews.vn

Tiền kỹ thuật số (tiền điện tử) của Ngân hàng Trung ương đã trở thành chủ đề nóng đối với các quốc gia trên khắp thế giới, khi nhiều cường quốc kinh tế tìm cách số hóa cơ sở hạ tầng tài chính sẵn có.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã có cuộc thảo luận về những lợi ích xuyên biên giới của các đồng tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) và tuyên bố rằng, các dự án như đồng đô la kỹ thuật số của Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ sự phát triển toàn cầu.

Hỗ trợ CBDC tối đa

Cùng với Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), hai định chế toàn cầu đã phát hành một báo cáo nói rằng, sự phối hợp về tiền tệ kỹ thuật số sẽ cải thiện tình trạng các dịch vụ chuyển tiền đắt đỏ và chậm trễ để giao dịch trên khắp thế giới.

Ông Indermit Gill, Phó chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới về tài chính và tăng trưởng công bằng, cho biết các dịch vụ thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn, rẻ hơn, minh bạch hơn và bao trùm hơn sẽ mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp cũng như nền kinh tế trên toàn thế giới.

Theo đó, một môi trường tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương phát triển lành mạnh, tiền tệ có thể được trao đổi nhanh chóng, bất cứ lúc nào. Các loại tiền kỹ thuật số có thể cung cấp các dịch vụ tương tự cho khách hàng bán lẻ mà các Ngân hàng trung ương cung cấp các đường chuyển đổi cho nhau, ví dụ để đảm bảo rằng đô la Mỹ có thể dễ dàng được trao đổi.

Trước diễn biến này, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đang xem xét các thiết kế khác nhau cho đồng đô la kỹ thuật số, cho dù không rõ liệu Ngân hàng Trung ương cuối cùng có áp dụng một đồng đô la kỹ thuật số hay không.

Hạ nghị sĩ Bill Foster, người lập trình Blockchain duy nhất trong Quốc hội Mỹ nhấn mạnh sự hình thành của Blockchain Caucus sẽ đóng vai trò quan trọng như thế nào ở Mỹ, khi thích ứng với không gian fintech đang phát triển nhanh chóng. Ông nói: “Hoa Kỳ đang bắt kịp phần còn lại của thế giới khi nói đến tiền kỹ thuật số và nếu chúng ta sẽ bảo vệ vị thế của đồng đô la Mỹ như là đồng tiền dự trữ của thế giới, chúng ta cần thực hiện sự phát triển của tính bảo mật và quyền riêng tư”.

Song, một quan chức hàng đầu của Fed đã bày tỏ sự nghi ngờ của mình về tiện ích của đồng tiền kỹ thuật số do Fed phát hành, đồng thời khẳng định rằng stablecoin của khu vực tư nhân sẽ hữu ích hơn cho các khoản thanh toán xuyên biên giới.

“Những kẻ xấu có thể cố gắng đánh cắp CBDC, xâm phạm mạng CBDC hoặc nhắm mục tiêu thông tin không công khai về những người nắm giữ CBDC”, Phó Chủ tịch Giám sát Fed, Randal Quarles cho biết.

Còn nhiều lo ngại...

Trong cuộc thảo luận, nhóm nghiên cứu của G20 đã đề cập đến những rủi ro khi tung ra một loại tiền kỹ thuật số và nói rằng, việc giảm bớt những trở ngại đối với việc thay thế tiền tệ có thể gây nguy hiểm cho các hạn chế tỷ giá hối đoái và sự độc lập của chính sách tiền tệ trong một số chế độ Ngân hàng Trung ương.

Nghiên cứu chỉ ra, các giao dịch xuyên biên giới dễ dàng có thể làm tăng rủi ro đối với các hoạt động kinh doanh trên cả lĩnh vực ngân hàng địa phương và tiền tệ, trong khi tất cả đều bình đẳng.

Còn với quan điểm của Phó chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới, những rủi ro đặc biệt sẽ rõ ràng hơn đối với thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển, đồng thời các mối quan tâm về chính sách và quy định sẽ cần rất nhiều hành động để giải quyết. Tuy nhiên, mục tiêu chính của nó là mỗi quốc gia nên cân nhắc những lợi ích và hạn chế nội tại của việc phát hành bất kỳ thứ gì.

Các CBDC có tiềm năng nâng cao hiệu quả của các khoản thanh toán xuyên biên giới, miễn là thiết kế của họ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định cho thiết kế CBDC và tiền đề của nó là không gây tổn hại.

Cuối cùng, Fed cũng đưa ra luận điểm sẽ có kế hoạch phát hành một nghiên cứu trong năm nay, về ý tưởng phát hành đồng đô la kỹ thuật số, sau đó sẽ trung cầu ý kiến phản hồi của công chúng và Quốc hội để có những bước tiếp theo.

Trong một cuộc họp báo khác, bà Christine Lagarde, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết, đã có ít nhất 80 Ngân hàng Trung ương trên thế giới đang xem xét việc áp dụng CBDC. “Chúng tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của chúng tôi là thực sự có sẵn các loại tiền kỹ thuật số có thể hoạt động vì lợi ích của người tiêu dùng”.

Trong các cuộc trò chuyện với những người tiêu dùng đã trả lời về vấn đề này, Lagarde cũng lưu ý rằng, nhiều người nhận xét, họ muốn quyền riêng tư của mình được bảo vệ, nhưng không muốn ẩn danh vì có nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ sự ẩn danh.

Một chuyên gia blockchain cho rằng, tất cả những gì còn lo ngại từ quan điểm kỹ thuật là về quyền riêng tư, vì Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng thương mại sẽ có cái nhìn sâu sắc về tất cả các hoạt động kinh tế diễn ra. Tuy nhiên, những mối lo ngại đó có thể được giải quyết bằng cách cho phép ví tự quản lý tạo địa chỉ chuỗi ngân hàng của riêng họ; và kết nối với mạng chuỗi ngân hàng, bằng cách sử dụng ví Xác minh thanh toán đơn giản, giống như Bitcoin.

“Sau đó, các đồng CBDC và Bitcoin sẽ cạnh tranh dựa trên giá trị tiền tệ, với Bitcoin có nguồn cung cố định và đồng tiền pháp định có số lượng được kiểm soát. Ngoại trừ các thử nghiệm hạn chế ở Trung Quốc, nơi không cho phép ví tự quản lý đối với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, vốn cũng thiếu các hợp đồng thông minh có thể xuất bản công khai. Còn lại, các loại tiền kỹ thuật số vẫn đang trong giai đoạn đầu, với các cuộc thảo luận về thiết kế của chúng đang diễn ra”, vị chuyên gia phân tích.