11 ngày khủng hoảng dây chuyền của ngành ngân hàng thế giới đã diễn ra như thế nào?
Silvergate Capital Corp là ngân hàng Mỹ đầu tiên sụp đổ, nguyên nhân chính do những hoạt động kinh doanh của ngân hàng này đối với lĩnh vực tiền số.
Silvergate Capital Corp là ngân hàng Mỹ đầu tiên sụp đổ, nguyên nhân chính do những hoạt động kinh doanh của ngân hàng này đối với lĩnh vực tiền số.
Tốc độ mà bốn ngân hàng khu vực của Mỹ sụp đổ quá nhanh gần đây, và vẫn còn một ngân hàng vẫn tiếp tục chật vật, đã khiến cho giới đầu tư tài chính bất ngờ và hoảng sợ. Tất cả các vụ sụp đổ ngân hàng diễn ra trong khoảng thời gian 11 ngày, tuy nhiên nguyên nhân của mỗi vụ sụp đổ khác nhau khá nhiều.
Dưới đây là kịch bản sụp đổ của từng ngân hàng và cách giới chức phản ứng trong nỗi lo về khả năng cuộc khủng hoảng có thể lan rộng:
Silvergate
Silvergate Capital Corp là ngân hàng Mỹ đầu tiên sụp đổ, nguyên nhân chính do những hoạt động kinh doanh của ngân hàng này đối với lĩnh vực tiền số. Với sự cấp phép từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC) đã cố gắng can thiệp, đàm phán với các bên để ngăn sự sụp đổ.
Tuy nhiên ngân hàng trụ sở tại La Jolla, California này cuối cùng đã không thể phục hồi trong bối cảnh bị kiểm soát rất chặt chẽ bởi giới chức cũng như các đợt thanh tra của Bộ Tư pháp Mỹ liên quan đến việc ngân hàng có liên quan đến các thỏa thuận về tiền số với FTX của Bankman-Fried và viện nghiên cứu Almeda.
Dù rằng cho đến nay giới chức Mỹ cũng không công bố sai phạm cụ thể tại Silvergate tuy nhiên những khó khăn mà ngân hàng này đối mặt ngày một chồng chất, họ đã buộc phải bán lỗ tài sản nhằm bù đắp cho thiệt hại từ việc khách hàng rút mạnh tiền. Ngày 8/3/2023, Silvergate cũng đã thông báo kế hoạch giảm quy mô sản xuất và đóng cửa ngân hàng.
Silicon Valley Bank
Truyền thông thế giới đã nói rất nhiều về vụ sụp đổ của ngân hàng Silvergate, nhà đầu tư và người gửi tiền vào SVB đã lo lắng từ trước khi mà vào ngày 8/3/2023, các nhà quản lý ngân hàng thông báo kế hoạch bán 2,25 tỷ USD cổ phiếu và thua lỗ nặng với danh mục đầu tư của ngân hàng.
Cổ phiếu của ngân hàng giảm ngay 60% trong ngày tiếp theo, và sụp đổ, chấp nhận sự quản lý của FDIC ngay ngày tiếp theo sau đó.
Giới chức Mỹ đang hướng đến việc chia tách ngân hàng khi mà họ không thể thu xếp được bên mua phù hợp. Thế rồi sang đến ngày thứ Hai tuần vừa rồi, xuất hiện thêm những tin tốt khi mà FDIC kéo dài quá trình đấu thầu bởi nhiều bên thể hiện sự quan tâm với việc mua lại ngân hàng.
Ngân hàng First Citizens BancShares hiện vẫn đang trong quá trình đàm phán tích cực với hy vọng sẽ có được thỏa thuận mua lại toàn bộ ngân hàng Silicon Valley Bank.
Signature Bank
Ngày 12/3/2023, ngành ngân hàng Mỹ chứng kiến vụ sụp đổ lớn thứ 3 trong lịch sử. Kết cục này đã đến khi mà khách hàng rút ước tính khoảng 20% tổng tiền gửi tại ngân hàng này.
Vụ sụp đổ của ngân hàng Silvergate 4 ngày trước đó đã khiến cho khách hàng không khỏi hoài nghi về khoản tiền gửi của họ tại ngân hàng Singature dù rằng ngân hàng có mối liên quan với tiền số ít hơn rất nhiều so với Silvergate. Giới chức liên bang cho hay họ mất niềm tin vào ban lãnh đạo của ngân hàng, chính vì vậy họ trực tiếp tiếp quản ngân hàng. Cả khách hàng thuộc diện được bảo hiểm và không được bảo hiểm vẫn được tiếp cận với tiền gửi của họ theo quy chế miễn trừ rủi ro hệ thống của cơ quan quản lý.
Sau đó, toàn bộ tiền gửi và một số khoản vay của ngân hàng Singature được ngân hàng New York Community Bancorp’s Flagstar Bank tiếp quản vào cuối ngày Chủ nhật. Bên thâu tóm đồng ý mua lại 38 tỷ USD tài sản, trong đó có bao gồm 25 tỷ USD tiền mặt và 13 tỷ USD các khoản vay từ FDIC. Đồng thời, ngân hàng tiếp quản cũng chấp nhận nghĩa vụ nợ ước tính 36 tỷ USD trong đó có 34 tỷ USD tiền gửi. Các chi nhánh của ngân hàng Singature giờ đây hoạt động như chi nhánh của Flagstar.
Credit Suisse
Ngân hàng Credit Suisse chính thức sụp đổ vào cuối ngày Chủ nhật vừa rồi sau khi giới chức Thụy Sỹ có được thỏa thuận với tập đoàn UBS về vụ thâu tóm quy mô 3,2 tỷ USD nhắm đến ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lựa chọn khác với ngân hàng này chính là quốc hữu hóa một phần hoặc toàn bộ ngân hàng.
Cái kết của ngân hàng lịch sử 166 năm tuổi đã đến sau khi giám đốc điều hành (CEO) của Credit Suisse – ông Ulrich Koerner cố gắng cứu ngân hàng bằng cách cầu cứu khách hàng sau khi họ đã rút lượng lớn tiền gửi khỏi ngân hàng này. Cùng lúc đó, nỗ lực trên không đủ để ngăn hàng loạt vụ bê bối nhiều tỷ USD liên quan đến các thỏa thuận của Credit Suisse với nhà sáng lập Lex Greensill - người sáng lập của công ty Greensill Capital phá sản hồi năm 2021 và tổ chức đầu tư Archegos Capital Management đã sụp đổ từ trước đó.
Ngày 9/3/2023, Ủy ban Chứng khoán và Ngoại hối Mỹ (SEC) đã yêu cầu Credit Suisse công bố báo cáo thường niên nhưng Credit Suisse không làm được. Sự hoảng sợ tăng lên sau khi hàng loạt ngân hàng khu vực Mỹ sụp đổ, chủ tịch của Ngân hàng Quốc gia Saudi đồng thời là cổ đông lớn nhất của Credit Suisse đã bác bỏ khả năng tiếp tục đầu tư vào Credit Suisse.
First Republic
Sự hoảng sợ của khách hàng với 3 ngân hàng khu vực Mỹ trước đó đã “nhấn chìm” cả ngân hàng First Republic. Lượng tiền gửi bị rút ra khỏi ngân hàng này ước tính khoảng 89 tỷ USD.
11 ngân hàng Mỹ đã cùng cố gắng vực dậy ngân hàng First Republic với việc bơm thêm 30 tỷ USD vốn. Tuy nhiên ngân hàng trụ sở tại San Francisco này tuy nhiên đã đánh mất niềm tin của khách hàng, ngoài ra bị hàng loạt tổ chức hạ xếp hạng tín nhiệm.
CEO của JP Morgan Chase, ông Jamie Dimon, đã đưa ra kế hoạch mới hỗ trợ cho First Republic theo đó, một phần hoặc toàn bộ trong số 30 tỷ USD tiền gửi của nhóm 11 ngân hàng trên thành hình thức bơm vốn, theo Bloomberg đưa tin.