5 lĩnh vực có cơ hội tăng trưởng và đầu tư hàng đầu Việt Nam
Theo PwC, nông nghiệp là một trong 5 lĩnh vực sở hữu nhiều cơ hội tăng trưởng và đón nhận làn sóng đầu tư quốc tế thời gian tới.
Ấn phẩm “Spotlight on Viet Nam” (Tiêu điểm Việt Nam) do PwC thực hiện nhân dịp Việt Nam đảm nhận vai trò chủ nhà Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC 2017) nhận định, Việt Nam được kỳ vọng là nền kinh tế phát triển nhanh nhất từ nay đến năm 2050.
Lực lượng lao động trẻ dồi dào, nền kinh tế mang tính cạnh tranh cao, một chính phủ luôn cam kết thúc đẩy sự tăng trưởng là ba yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng và mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư.
Ấn phẩm nhấn mạnh 5 lĩnh vực có nhiều triển vọng nhất.
Thứ nhất là, lĩnh vực thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO), với tốc độ tăng trưởng từ 20% đến 35% hàng năm trong thập niên qua. Với 40.000 cử nhân công nghệ thông tin gia nhập thị trường lao động hàng năm, ngành BPO đang có sự thuận lợi về nhân lực. Về dài hạn, triển vọng ngành này còn rất lớn do còn khá non trẻ. Quy mô thị trường BPO tại Việt Nam mới hơn 2 tỷ USD trong khi Ấn Độ là 143 tỷ USD.
Thứ tư là, nỗ lực của chính phủ trong việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang mở ra cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp hiện đại và công nghiệp thực phẩm. Chính phủ đang kỳ vọng vào vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật của nông nghiệp và giúp nông dân tiếp cận công nghệ hiện đại nhiều hơn. Trong khi đó, sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập tăng cao và quá trình đô thị hóa nhanh đã làm thay đổi lối sống, thói quen ăn uống. Người tiêu dùng ngày càng chuộng các loại thực phẩm đóng gói và đã qua chế biến với chất lượng và tính tiện dụng cao.
Thứ năm là, ngân hàng bán lẻ, PwC cho rằng sự rút lui của ANZ khỏi lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam không có nghĩa tiềm năng của ngành này đang kém. Thậm chí, mảng ngân hàng bán lẻ của ANZ đang rất tốt nên được một công ty tài chính Hàn Quốc mua lại. Nhu cầu của hàng loạt sản phẩm ngân hàng bán lẻ được dự báo sẽ tăng cao như bảo hiểm qua ngân hàng hay quản lý tài sản. Điều này là nhờ tầng lớp trung lưu tăng trưởng mạnh.
“Những ngành này cho thấy Việt Nam có tiềm năng cải thiện vị thế trong chuỗi giá trị, khai thác nguồn nhân lực, kiến thức và nền tảng công nghệ một cách tốt hơn. Đây là thời điểm chín muổi để thương hiệu Việt Nam được thiếp lập và công nhận, không chỉ nhờ vào sản xuất thâm dụng lao động mà còn nhờ sức bật để chuyển mình thành một nền kinh tế thu nhập cao”, bà Đinh Thị Quỳnh Vân – Tổng giám đốc PwC Việt Nam nhận định.
Ông Grant Dennis – Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ tư vấn hoạt động PwC cho rằng, trước làn sóng thâm nhập của doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp nội địa muốn nâng cao năng lực cạnh tranh phải tham gia đối thoại cởi mở với chính phủ và có một chiến lược kỹ thuật số cho bản thân.
PwC cho biết đơn vị này còn tiến hành một Khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp APEC thường niên để tìm hiểu sâu hơn những yếu tố thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và đầu tư tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khảo sát sẽ được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC vào 8/11 tới.