5 nguyên nhân dẫn đến thất bại trong kinh doanh online
Bán hàng online khá dễ dàng khi mức vốn đầu tư ban đầu khá nhỏ nhưng lợi nhuận thu về lại khá cao. Đây là hình thức kinh doanh cực kỳ linh hoạt nếu đánh đúng đối tượng khách hàng, thì lợi nhuận mang lại rất cao. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này cũng rất dễ thất bại khi không có kế hoạch phát triển đúng đắn.
Không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng để phát triển thương hiệu
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp thành công nhờ xây dựng tốt chiến lược thương hiệu, vốn là yếu tố quan trọng đóng vai trò giúp khách hàng nhận diện sản phẩm..
Doanh nghiệp có hình thức kinh doanh online cần thực hiện đầy đủ quy trình như công ty truyền thống. Đây là lý do người lãnh đạo cần bổ sung kiến thức tài chính cơ bản nhằm hỗ trợ lên kế hoạch kinh doanh cho công ty.
Thương hiệu có thể được nhận diện qua tên công ty, logo, chủ đề, màu sắc, website…
Theo phân tích của CB Insights, 17% startup lĩnh vực này thất bại do thiếu định hướng. Với những người nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, các vấn đề về chi phí, rủi ro, tài nguyên, cạnh tranh, kênh thanh toán, bảo mật, tiếp thị, SEO… được chú trọng.
Ví dụ: Với các startup hoạt động qua Internet, tên website đóng vai trò quan trọng. Chọn sai tên miền sẽ khiến khách hàng khó nhận diện sản phẩm, từ đó dẫn đến khó khăn trong kinh doanh. Để hấp dẫn khách hàng, tên miền của startup cần độc đáo và liên quan đến mặt hàng
Thị trường cạnh tranh khốc kiệt
Một từ khóa về nhu cầu bất kỳ của khách hàng trên Google đã có đến hàng nghìn kết quả. Đơn cử, riêng dịch vụ thuê người dọn căn hộ đã có đến hàng tá đơn vị cung cấp.
Tương tự, có nhiều ứng dụng, công cụ chung mục đích xuất hiện trong các kho ứng dụng của Apple, Google, Microsoft… Như vậy chỉ với một dịch vụ đã xuất hiện nhiều cạnh tranh, điều này đòi hỏi người lãnh đạo startup cần tạo ra sản phẩm khác biệt, thu hút người dùng.
Thị trường cạnh tranh khốc kiệt
Sản phẩm cần có tính mới mẻ và khả năng ứng dụng. Khi tạo nên sản phẩm, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ đến vấn đề thị trường, cạnh tranh, rủi ro và chi phí cơ hội.Một sản phẩm tốt có khả năng đánh bại đối thủ cạnh tranh. Nhà khởi nghiệp nên nghiên cứu kế hoạch kinh doanh và phân tích thị trường để có quyết định đúng
Sơ sài trong khâu thiết kế, truyền thông
Website với giao diện đẹp có khả năng bán hàng cao hơn, ngược lại, nếu website thiết kế cẩu thả dễ khiến khách hàng cảm thấy nản.
Ngày nay, người tiêu dùng có yêu cầu về cái đẹp cao hơn so với nhiều năm trước. Một sai lầm trong sắp xếp và thiết kế giao diện cũng có thể khiến công ty mất đi những vị khách tiềm năng.
Website ra đời không có yếu tố truyền thông sẽ khó thu hút khách hàng. Tuy nhiên, truyền thông cần phù hợp, không quá nhiều hoặc quá thiếu để sản phẩm tiếp cận với nhu cầu khách hàng mà không gây khó chịu.
Trong marketing, phương tiện truyền thông xã hội đóng vai trò quan trọng. Trong đó, tiếp thị qua email trở thành một trong những kênh truyền thông hiệu quả doanh nghiệp nên sử dụng.
Nhân sự không phù hợp với công việc
Bài toán quản trị được đưa ra nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của người làm động. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận đào tạo kỹ năng, kinh nghiệm cho nhân viên như một hình thức giữ chân nhân sự.
Ngoài ra, thái độ và tinh thần cống hiến cho dự án là yếu tố quan trọng. Nhà sáng lập startup không nên coi nhân sự đang làm việc cho mình mà hãy coi họ như những cộng sự, để họ thấy công sức, thời gian, sự sáng tạo dành cho dự án là điều xứng đáng.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa tốt
Giả sử startup có giao diện website đẹp, chiến dịch truyền thông hiệu quả để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, tuy nhiên yếu tố dịch vụ nếu không làm hài lòng khách hàng sẽ không thể đảm bảo doanh thu duy trì ổn định.
Do đó, để hình thành hệ thống khách hàng thường xuyên, startup cần tương tác với khách hàng qua bản tin, email, quảng cáo, phương tiện truyền thông xã hội, bài viết…
Nếu khách hàng yêu thích dịch vụ công ty, họ sẽ giới thiệu sản phẩm tới bạn bè, người thân. Vì thế, startup cần chú trọng nhiều hơn vào dịch vụ chăm sóc khách hàng qua quà tặng, các chương trình ưu đãi.