59% doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam phản hồi kinh tế vĩ mô sẽ “ổn định và cải thiện"
(Tài chính) EuroCham vừa công bố chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) quý IV/2014 tăng nhẹ so với quý trước. Sự gia tăng được thúc đẩy bởi những quan điểm lạc quan về tình hình kinh doanh hiện tại và triển vọng kinh doanh trong tương lai. Phần lớn những thành viên tham gia khảo sát quý này đều có chung nhận định như trên. Khảo sát được thực hiện trước khi diễn ra sự cố đường truyền Internet vào tháng 1/2015.
Kết quả của cuộc khảo sát BCI hàng quý do EuroCham thực hiện lần thứ 17, vào tháng 12/2014, cho thấy niềm tin kinh doanh, triển vọng và kỳ vọng cho tương lai của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã tăng đáng kể so với quý trước, từ 74 đến 78, một số chỉ số rất gần với kết quả của đầu năm 2011 (mức cao nhất ghi nhận cho đến nay).
Sự gia tăng tiếp tục được thúc đẩy bởi sự nhận thức rộng đối với điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và như với quý trước kết quả phản ánh mức mong đợi cao từ các doanh nghiệp châu Âu, về các cuộc đàm phán FTA đang diễn ra giữa EU và Việt Nam.
So sánh với quý trước, số lượng phản hồi nhận định tình hình kinh doanh khả quan tiếp tục tăng. Lượng phản hồi nhận định “tình hình kinh doanh tốt" đạt mức 52% số lượng doanh nghiệp tham gia khảo sát, 5% phản hồi “tình hình kinh doanh rất tốt. Chiếm tỷ lệ lớn thứ hai là nhóm phản hồi "trung bình" với mức 33%. Số lượng phản hồi “tình hình xấu” tăng nhẹ từ 8% - 10% nhưng không có phản hồi “tình hình rất xấu”.
Phần lớn thành viên tham gia khảo sát nhận định triển vọng kinh doanh của họ là "tích cực". 62% doanh nghiệp phản hồi mong đợi điều kiện kinh doanh "tốt". Kết quả này phản ánh kì vọng của các doanh nghiệp đám phán FTA của EU và Việt Nam. Thêm 28% nhận thấy triển vọng kinh doanh tại Việt Nam trung bình/ không thay đổi. Eurocham cho rằng niềm tin của các doanh nghiệp sẽ giảm mạnh, nếu các vòng đàm phán đang diễn ra giữa EU và Việt Nam không thể đi đến kết luận trong khoảng thời gian hợp lý.
59% số doanh nghiệp tham gia khảo sát phản hồi kinh tế vĩ mô sẽ “ổn định và cải thiện", giảm nhẹ so với quý trước( 61%). Số lượng phản hồi "không thay đổi" thay đổi từ 24% đến 20% và số lượng phản hồi “tiếp tục suy thoái” tăng từ 15% lên 21%.
Doanh nghiệp tham gia khảo sát dự đoán tỷ lệ lạm phát sẽ tăng trong sáu tháng tới, từ 4,61% quý trước lên 5,78% quý này. Sự gia tăng trong tỷ lệ lạm phát, như với quý trước là một kết quả hợp lý từ các doanh nghiệp tin rằng tình hình kinh doanh tồng quan ở Việt Nam sẽ cải thiện và do đó thúc đẩy nền kinh tế. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi các doanh nghiệp phản hồi kỳ vọng của họ về số lượng nhân viên, đầu tư và các đơn đặt hàng/doanh thu. Chiếm tỷ lệ lớn nhất, 48% cho biết họ đang xem xét tăng nhẹ số lượng nhân viên. Tương tự như vậy, khi trả lời các câu hỏi liên quan đến kế hoạch đầu tư trong trung hạn, nhóm lớn nhất ở 41% cho biết họ đang xem xét việc gia tăng nhẹ đầu tư của họ tại Việt Nam. Tương tự với doanh thu, 56% doanh nghiệp phản hồi họ mong đợi sự gia tăng nhất định. Cùng lúc mong đợi nền kinh tế tổng quan sẽ tiến triển các doanh nghiệp vẫn lo ngại về tỷ lệ lạm phát. 60% doanh nghiệp phản hồi rằng lạm phát sẽ tác động nhẹ vào tình hình kinh doanh của họ và 17% lo sợ sẽ tác động đáng kể đến kinh doanh. 22% còn lại cho rằng lạm phát sẽ không có tác động đến họ.