68 năm Ngày truyền thống ngành Thuế: Tiếp nối sự chuyển mình
(Tài chính) Kể từ khi Sắc lệnh 27 lập ra Sở thuế quan và thuế gián thu (10/9/1945), thoắt đã qua sáu mươi tám năm đầy biến cố lịch sử. Một quãng thời gian chưa thể gọi là dài, nhưng cũng đủ cho một người đi gần hết cuộc đời mình, đủ để dựng lên những cột mốc đầy ghi nhớ. Một chặng đường thắm máu, mặn nước mắt và mồ hôi của cả dân tộc, cùng với biết bao tâm huyết của các thế hệ người làm thuế.
Thuế ra đời khi có Nhà nước, bởi vậy ngay từ khi đất nước còn trong tình thế muôn vàn khó khăn, thế và lực giữa ta và địch hoàn toàn bất cân xứng, nạn đói uy hiếp ở nhiều nơi, ngân khố “chưa đầy một tấc”, Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã quyết định xoá bỏ thuế thân, bãi bỏ chế độ độc quyền muối, rượu, thuốc phiện (là những chính sách nô dịch của chế độ thực dân phong kiến), giảm thuế điền thổ để khuyến khích nhân dân tăng gia sản xuất; sửa đổi và bổ sung một số thuế cũ cho phù hợp với bản chất của Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Đồng thời, phát động nhiều phong trào động viên, cổ vũ nhân dân tự nguyện đóng góp cho ngân sách nhà nước (NSNN) như “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, “Hũ gạo nuôi quân”, “Đảm phụ quốc phòng”, “Quỹ bình dân học vụ”, “Công phiếu kháng chiến”, “Công trái quốc gia”...
Các chủ trương, chính sách và biện pháp về tài chính, tiền tệ thời kỳ sau Cách mạng Tháng 8 đã khơi dậy lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần độc lập, tự chủ và sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Trong thời kỳ cả nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam thống nhất đất nước (1966 - 1975) ngành Thuế đã cùng cấp uỷ, chính quyền các địa phương phát động phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”… Nhờ đó, số thu NSNN đã đáp ứng được nhiều nhu cầu cấp bách, quan trọng của chính quyền cách mạng và tiếp sức cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng.
Đồng thời, phát động nhiều phong trào động viên, cổ vũ nhân dân tự nguyện đóng góp cho ngân sách nhà nước (NSNN) như “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, “Hũ gạo nuôi quân”, “Đảm phụ quốc phòng”, “Quỹ bình dân học vụ”, “Công phiếu kháng chiến”, “Công trái quốc gia”...
Các chủ trương, chính sách và biện pháp về tài chính, tiền tệ thời kỳ sau Cách mạng Tháng 8 đã khơi dậy lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần độc lập, tự chủ và sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Trong thời kỳ cả nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam thống nhất đất nước (1966 - 1975) ngành Thuế đã cùng cấp uỷ, chính quyền các địa phương phát động phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”… Nhờ đó, số thu NSNN đã đáp ứng được nhiều nhu cầu cấp bách, quan trọng của chính quyền cách mạng và tiếp sức cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng.
Trải qua muôn vàn khó khăn do chiến tranh để lại, bước vào thời kỳ đổi mới, những người phấn đấu vì sự nghiệp thu NSNN đã và đang cùng cả nước làm nên những điều kỳ diệu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt sau gần 30 năm đổi mới, trải qua ba bước cải cách lớn, đến nay ngành Thuế đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ: hệ thống chính sách thuế được xây dựng rõ ràng và ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở pháp lý để huy động nguồn lực và là công cụ để Đảng và Nhà nước điều chỉnh sự phát triển nền kinh tế - xã hội, động viên được các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển nhanh; khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, đổi mới công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng cho nền kinh tế tăng trưởng cao theo hướng bền vững, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Công tác quản lý thuế đã chuyển từ cơ chế "chuyên quản" làm thay nhiều công việc thuộc trách nhiệm của người nộp thuế (NNT) sang cơ chế đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh trong việc tự tính, tự khai và nộp thuế vào NSNN. Luật Quản lý thuế cũng quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trước pháp luật của cả NNT, cơ quan thuế, cán bộ thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm tăng cường hiệu lực công tác quản lý thuế.
Cùng với việc ban hành, sửa đổi các sắc thuế, phí - lệ phí, ngành Thuế đã triển khai cải cách hành chính theo hướng xóa bỏ các thủ tục rườm rà, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc của NNT. Sự cải cách này được thể hiện ở tất cả các mặt từ khâu đăng ký thuế, kê khai, đến khâu nộp, quyết toán thuế; từ việc thực hiện cơ chế tự khai - tự nộp, áp dụng quy chế “một cửa” trong thực hiện các thủ tục hành chính Thuế trên toàn quốc, đến đề xuất ban hành quy chế mới tạo sự chủ động tối đa cho các DN trong việc in, phát hành và sử dụng hoá đơn. Nhờ vậy, NNT được hưởng nhiều loại hình dịch vụ tốt hơn.
Không dừng lại ở đó, hiện ngành Thuế đang tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ lớn hơn, đó là phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong bốn nước đứng đầu khu vực Đông Nam á có mức độ thuận lợi về thuế; trong giai đoạn 2010 - 2020, phấn đấu tối thiểu sẽ có 90% DN sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 65% DN đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 80% số NNT hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp. Đồng thời, cơ cấu lại nguồn thu theo hướng tăng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) để đến năm 2015 đạt trên 70% tổng thu NSNN và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu NSNN. Tỷ lệ huy động thu NSNN giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 23 - 24% GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22 - 23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm từ 16 - 18%/năm.
Chính sách thuế cũng sẽ được sửa đổi theo hướng giảm mức đóng góp, tạo điều kiện để DN có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và tính tuân thủ pháp luật thuế.
Về quản lý thuế, sẽ đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính Thuế theo hướng thực hiện cơ chế liên thông giữa thủ tục hành chính Thuế với một số thủ tục hành chính khác có liên quan, nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện của DN và người dân; thay đổi phương pháp tính Thuế, mức thuế theo hướng tạo thuận lợi cho NNT; chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo thống nhất và có tính liên kết cao. Đặc biệt, hệ thống tổ chức bộ máy ngành Thuế ngày càng được chuẩn hóa theo hướng gọn nhẹ, cán bộ công chức thuế ngày càng được đào tạo chuyên sâu, có đủ năng lực để thực hiện trọng trách: Minh bạch - chuyên nghiệp - liêm chính - đổi mới.
Với những mục tiêu đã được chuẩn hóa, có thể khẳng định, sự thành công của cuộc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 sẽ mở ra một thời kỳ phát triển mới, đánh dấu sự tiếp nối chuyển mình mạnh mẽ của ngành Thuế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.