7 quốc gia tranh chấp thuế quan với Mỹ tại WTO
Bảy quốc gia - bao gồm cả Mexico, Canada và Liên minh châu Âu - đã tranh chấp về thuế quan của Mỹ đối với thép và nhôm nước ngoài tại một cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva hôm 29/10. Trung Quốc đang yêu cầu cơ quan thương mại quốc tế xem xét lại thuế quan đối với khoảng một nửa giá trị xuất khẩu sang Mỹ. Mỹ đang chống lại các khiếu nại về thuế quan của Trung Quốc.
Theo các chuyên gia phân tích, trong lịch sử kể từ khi thành lập đến nay, hiếm khi WTO phải đối mặt với nhiều tranh chấp có sự chung tay hành động của nhiều quốc gia. Nhưng việc theo đuổi chính sách thương mại bảo hộ của Tổng thống Donald Trump đã tạo nên chủ nghĩa dân tộc trên toàn cầu. Việc bỏ qua các quy tắc quốc tế của Trump đã khiến các quốc gia gây áp lực lên WTO và WTO đang đứng trước nhiều thách thức. Phiên họp kín ngày 29/10 của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO là lần đầu tiên các quốc gia có thể đương đầu cùng nhau và giải tỏa những bất bình của họ về thuế quan Mỹ. Tuyên bố đưa ra cho thấy cuộc thảo luận đang nóng lên, phản ánh mối quan tâm nghiêm trọng của các thành viên WTO đối với hành động của Mỹ.
Mỹ bảo vệ lập trường của mình và cho rằng “không có lựa chọn nào”, “các vấn đề an ninh quốc gia mang tính chính trị và không phải là vấn đề thích hợp để xét xử trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO”. WTO được thành lập với mong muốn mở cửa biên giới và thương mại tự do hơn sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Các thành viên đã thống nhất tuân theo các tiêu chuẩn thương mại quốc tế và tổ chức này đưa ra cách thức cho các nước giải quyết tranh chấp. Thông thường, điều đó liên quan đến đăng ký khiếu nại với WTO trước khi áp đặt thuế quan đối với thành viên khác. WTO sau đó xem xét tranh chấp và quyết định liệu hành động đó có được biện minh hay không. Nhưng quá trình đó có thể mất nhiều năm, và tổ chức đã đương đầu với tình trạng tồn đọng các vụ khiếu kiện và thiếu nhân sự.
Tổng thống Donald Trump đã không tham vấn WTO trước khi công bố thuế suất 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhâp khẩu hồi tháng 5, mà lập luận các biện pháp này rất quan trọng đối với an ninh quốc gia. Các quốc gia đã nhanh chóng áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Mỹ, cũng trước khi nhận được sự chấp thuận của WTO.
Các chuyên gia nói rằng các động thái đã phơi bày sự phá vỡ của hệ thống. Các tranh chấp đưa ra ngày 29/10 sẽ là một thử nghiệm quan trọng về việc liệu WTO có còn bám trụ được hay không. Việc xem xét tranh chấp dự kiến sẽ mất khoảng hai năm, thậm chí có thể lâu hơn. Một số chuyên gia lo sợ cuộc họp ngày 29/10 có thể phản tác dụng, dẫn đến không phải để giải quyết mà gây thêm căng thẳng. Anahin Thoms, một đối tác của công ty luật Baker & McKenzie, chuyên kinh doanh thương mại, nói rằng "lo là sau cuộc họp có thể có một loạt các biện pháp bảo hộ mới "
Các quan chức thương mại hàng đầu từ 13 quốc gia WTO đã được triệu tập tại Canada tuần trước để tái khẳng định cam kết của họ với tổ chức và thảo luận các cách để hiện đại hoá WTO. Tuyên bố nêu rõ các nước “rất quan tâm đến những phát triển gần đây trong thương mại quốc tế, đặc biệt là sự gia tăng trong chủ nghĩa bảo hộ, ảnh hưởng tiêu cực đến WTO và đưa toàn bộ hệ thống giao dịch đa phương vào rủi ro”. Việc sửa đổi WTO sẽ đòi hỏi một cam kết lâu dài, và các đối tác thương mại của Mỹ vẫn không chắc chắn về kết thúc trò chơi của chính quyền, Gold nói. Căng thẳng chính trị gia tăng và cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới tại Mỹ cũng đang cản trở triển vọng giải quyết các vấn đề này khi trên con đường tranh cử và tiến vào Nhà Trắng, Trump đã nhiều lần đe dọa rút khỏi tổ chức này...