Quyền lực dầu mỏ: Cờ về tay Hoa Kỳ?
Với sự nổi lên của công nghệ dầu đá phiến, Hoa Kỳ đang tiến dần đến nền độc lập về năng lượng. Khi đó, các quốc gia dầu mỏ sẽ không còn được Washington o bế như trước đây, trái lại cả thế giới phải chiều theo các nhà ngoại giao có khẩu hiệu “Hoa Kỳ trên hết”.
Thay vì tuyên bố thất bại, các công ty đá phiến quyết tâm hơn, cắt giảm chi phí và vay tăng cường vay vốn để tiếp tục khoan. Đến cuối năm 2016, Saudi Arabia đã thuyết phục OPEC và Nga cắt giảm sản lượng. Dần dần, đều đặn, West Texas Intermediate - chỉ số dầu giao dịch tại New York - tăng từ 26USD/thùng trong tháng 2/2016 đến mức giá hiện nay khoảng 80USD/thùng.
Trải qua một giai đoạn cận kề với “tử thần” và dần hồi sinh, đã khiến các nhà khoan dầu đá phiến càng mạnh hơn. Những kẻ sống sót đã biến mình thành những phiên bản nhanh hơn, mạnh hơn và có thể phát triển ngay cả khi giá dầu thấp hơn. Đá phiến không phải là mồ hôi, nhẫn nại và may mắn như trước kia, mà công nghệ là chìa khóa. Các nhà địa chất sử dụng điện thoại thông minh để điều khiển hoạt động khoan, trong khi các công ty đang đào những giếng sâu hơn. Ở mức giá hiện tại, các công ty có thể “vừa nhàn nhã dạo bộ và nhai kẹo cao su, vừa đồng thời nâng sản lượng và lợi nhuận”.
Đá phiến 2.0
Công nghệ “fracking” (nứt vỡ thủy lực) cũng đã được cải thiện. Đó là những gì nhiều người gọi là đá phiến 2.0. Đến nay đã có nhiều nhà khổng lồ dầu mỏ tham gia cuộc đua này, như Exxon Mobil Corp., Chevron Corp. và các tập đoàn dầu mỏ lớn khác. Sự nỗ lực này đã tạo ra một kết quả lịch sử. Trong tháng 10/2017, nhập khẩu ròng của Hoa Kỳ về sản phẩm thô và tinh chế giảm xuống dưới 2,5 triệu thùng/ngày, thấp nhất kể từ khi dữ liệu chính thức được thu thập lần đầu tiên vào năm 1973. Để so sánh, cần biết rằng thập niên trước, nhập khẩu dầu mỏ của Hoa Kỳ đứng ở mức hơn 12 triệu thùng/ngày.
Sự vươn lên của Hoa Kỳ trong khai thác dầu đá phiến đã mang lại thách thức chưa từng có đối với OPEC. Nếu liên minh này cắt giảm sản xuất, các máy khoan đá phiến sét có thể điền vào chỗ trống bằng cách đẩy mạnh sản lượng, giành giật thị phần từ các nước OPEC và phá hoại nỗ lực của các đại gia dầu mỏ để thao túng giá cả. Giải pháp duy nhất cho OPEC là kéo dài các giới hạn, như họ đang làm và hy vọng vào điều tốt đẹp. Nếu hợp tác giữa OPEC và Nga bị phá vỡ, OPEC cũng có thể bị phá vỡ. Bên cạnh đó, nếu sản lượng đá phiến 2.0 khiến giá thấp, Nga sẽ là người thua cuộc lớn. Moscow đã sử dụng nguồn thu từ dầu mỏ để tài trợ cho sự can thiệp tích cực ở nước ngoài của họ, từ Ukraine sang Syria. Giải pháp duy nhất là tiếp tục hợp tác với Saudi Arabia để duy trì sản lượng thấp. Nhưng điều này đi ngược lại mong muốn của các nhà đầu sỏ chính trị Nga. Ngoài ra, với việc đá phiến tăng sản lượng, nhập khẩu dầu mỏ của Hoa Kỳ từ Saudi Arabia giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua. Kết quả, sẽ khiến Trung Quốc và Nhật Bản phụ thuộc Hoa Kỳ nhiều hơn so với Trung Đông. Giờ đây, Hoa Kỳ có thể lập luận rằng các quốc gia khác sẽ giúp gánh vác trách nhiệm kiểm soát các làn đường vận chuyển dẫn đến các nhà xuất khẩu dầu Trung Đông và Bắc Phi.
Tuy nhiên, không phải tất cả chốt đèn giao thông đều bật xanh cho Hoa Kỳ. Họ không thể miễn dịch khỏi những thăng trầm của thị trường thế giới. Khi giá tăng vì biến động chính trị ở Trung Đông, không quan trọng bạn đang ở đâu và bạn bơm bao nhiêu. Giá cũng tăng ở Hoa Kỳ.
Có một vấn đề khác, đá phiến 2.0 có thể làm tổn thương các nhà máy lọc dầu truyền thống. Dầu đá phiến quá tốt. Nhưng trong nhiều năm, các nhà máy lọc dầu đã chi hàng tỷ đô la cho những thiết bị đặc biệt để xử lý nguồn dầu đậm đặc, lưu huỳnh cao, chất lượng thấp đến từ Mexico, Venezuela, Canada và Saudi Arabia. Chất lượng dầu đá phiến quá cao đến nỗi nó tạo ra ít dầu diezel, nhiên liệu chính của ngành sản xuất.
Những hạn chế như vậy có thể chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng sự thống trị của Hoa Kỳ vẫn không phải là thuốc chữa bách bệnh. Nó sẽ không đảo ngược biến đổi khí hậu, cũng không làm giảm ảnh hưởng chính trị của các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch ở Washington. Nó sẽ không làm trung hòa ảnh hưởng chính trị của các quốc gia dầu mỏ. Với nhu cầu tăng, cho dù có sự xuất hiện của năng lượng tái tạo và sự phát triển của xe điện, dầu đá phiến có thể khó theo kịp với tiêu thụ toàn cầu.
Có khả năng thế giới sẽ chứng kiến các vòng lặp thị trường - giá dầu cao cũng như sản xuất của Hoa Kỳ tăng. Trong khi đó, Saudi Arabia và Nga vẫn là những trở ngại đáng gờm đối với nền độc lập năng lượng của Hoa Kỳ. Các cường quốc dầu mỏ này vẫn sẽ cố chiếm giữ đỉnh đồi, ngay cả khi nơi đó đã bị những người khoan đá phiến Hoa Kỳ tấn công.
Trong 40 năm qua, kể từ lệnh cấm vận dầu mỏ của Saudi Arabia, chúng tôi luôn lo âu về rủi ro khan hiếm năng lượng. Nhưng với kết quả của cuộc cách mạng đá phiến, Hoa Kỳ đã nổi lên như một siêu cường năng lượng.
Ông Jason Bordoff,
Giám đốc sáng lập Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu