Ảnh hưởng của thương chiến đối với Trung Quốc
Kết quả kinh tế quý III/2018 cho thấy ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đối với kinh tế Trung Quốc bắt đầu hiển hiện và tình hình còn có thể xấu hơn trong thời gian tới.
Sau khi Mỹ và Trung Quốc bắt đầu áp thuế bổ sung đối với hàng hóa của nhau vào tháng Bảy vừa qua, Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc nhấn mạnh kinh tế nước này vẫn có những điều kiện tốt về lâu dài. Tuy nhiên, kết quả kinh tế quý III/2018 cho thấy ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đối với kinh tế Trung Quốc bắt đầu hiển hiện và tình hình còn có thể xấu hơn trong thời gian tới.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng GDP trong quý III/2018 của nước này đạt 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 6,7% của quý II và cũng thấp hơn mức dự báo 6,6%.
Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ quý I/2009 và điều đáng quan tâm là ba “đầu kéo” tăng trưởng - gồm công nghiệp, đầu tư và tiêu dùng - đều luẩn quẩn ở mức thấp, đặc biệt là về đầu tư và tiêu dùng (giảm lần lượt 0,6% và 0,1%).
Dẫu cho rằng kinh tế Trung Quốc có điều kiện, năng lực và niềm tin để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cả năm ở mức khoảng 6,5%, nhưng Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc đã thừa nhận các biến số từ môi trường bên ngoài gia tăng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tồn tại yếu tố không xác định và kinh tế đối mặt với áp lực giảm tốc.
Tiết lộ với tờ Economic Journal, một quan chức cao cấp thuộc doanh nghiệp chứng khoán lớn ở Bắc Kinh cho biết nhiều doanh nghiệp ngoại thương Trung Quốc có kho bãi ở nước ngoài. Trước khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, họ đã mua hàng hóa tạm trữ tại các kho bãi này.
Điều đó có nghĩa rất nhiều đơn hàng đã được thực hiện khi các biện pháp trừng phạt thuế quan được áp dụng. Vì vậy, số liệu ngoại thương năm nay vẫn còn tương đối đẹp, nhưng sang năm 2019 sẽ khó coi và không ai đoán chắc sẽ xấu như thế nào.
Chuyên gia kinh tế nổi tiếng Trung Quốc Khâu Hiểu Hoa cũng cho rằng ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng thương mại dần hiện rõ. Kinh tế Trung Quốc năm 2019 sẽ đối mặt với thêm nhiều áp lực và khó khăn.
Dự tính, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2019 của Trung Quốc sẽ giảm xuống dưới mức 6%, còn trong 6 tháng cuối năm, do các chính sách giải phóng tiềm lực của nhu cầu trong nước phát huy tác dụng, kinh tế có hi vọng ổn định trở lại, giúp tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt mức khoảng 6%.
Đối với quý IV năm nay, chuyên gia kinh tế trưởng Vạn Triết thuộc Tập đoàn Hoàng Kim Trung Quốc (CGG) nhận định kinh tế Trung Quốc sẽ không rơi thẳng đứng mà theo hướng giảm dần. Tuy nhiên, do số liệu kinh tế có độ trễ nhất định, cộng thêm việc Mỹ thường xuyên thay đổi thái độ, về tổng thể, áp lực tăng trưởng giảm tốc vẫn tương đối lớn.
Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành kinh tế vĩ mô thuộc Trung tâm Nghiên cứu tài chính Ngân hàng Giao thông Trung Quốc, ông Đường Kiện Vĩ cũng cho rằng áp lực tăng trưởng giảm tốc sẽ trở nên nổi cộm trong quý IV/2018 và năm 2019. Cho nên, Trung Quốc cần phải thúc đẩy cải cách sâu rộng hơn nữa, tăng cường giảm thuế phí, tránh tình trạng "lắc lư" về chính sách nhằm củng cố niềm tin của thị trường.
Trên thực tế, củng cố niềm tin thị trường đang là vấn đề nổi cộm ở Trung Quốc, đặc biệt đối với thị trường chứng khoán và tiền tệ. Chỉ số chứng khoán Trung Quốc gần đây liên tục xuyên qua các ngưỡng hỗ trợ, từ đầu năm giảm khoảng 23%, thậm chí rớt xuống mức thấp nhất trong 4 năm.
Cùng với đó, đồng nhân dân tệ (NDT) cũng liên tục giảm giá so với đồng USD. Hàng loạt dự báo cho thấy trước cuối năm nay, khả năng đồng NDT phá vỡ ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD là tương đối cao. Một khi khả năng đó xảy ra, đồng NDT rất có thể rơi vào tình trạng mất giá mạnh, giáng đòn nặng nề vào niềm tin của thị trường, kích thích dòng vốn rời Trung Quốc, làm trầm trọng thêm vấn đề giảm tốc của kinh tế Trung Quốc.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng GDP trong quý III/2018 của nước này đạt 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 6,7% của quý II và cũng thấp hơn mức dự báo 6,6%.
Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ quý I/2009 và điều đáng quan tâm là ba “đầu kéo” tăng trưởng - gồm công nghiệp, đầu tư và tiêu dùng - đều luẩn quẩn ở mức thấp, đặc biệt là về đầu tư và tiêu dùng (giảm lần lượt 0,6% và 0,1%).
Dẫu cho rằng kinh tế Trung Quốc có điều kiện, năng lực và niềm tin để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cả năm ở mức khoảng 6,5%, nhưng Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc đã thừa nhận các biến số từ môi trường bên ngoài gia tăng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tồn tại yếu tố không xác định và kinh tế đối mặt với áp lực giảm tốc.
Tiết lộ với tờ Economic Journal, một quan chức cao cấp thuộc doanh nghiệp chứng khoán lớn ở Bắc Kinh cho biết nhiều doanh nghiệp ngoại thương Trung Quốc có kho bãi ở nước ngoài. Trước khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, họ đã mua hàng hóa tạm trữ tại các kho bãi này.
Điều đó có nghĩa rất nhiều đơn hàng đã được thực hiện khi các biện pháp trừng phạt thuế quan được áp dụng. Vì vậy, số liệu ngoại thương năm nay vẫn còn tương đối đẹp, nhưng sang năm 2019 sẽ khó coi và không ai đoán chắc sẽ xấu như thế nào.
Chuyên gia kinh tế nổi tiếng Trung Quốc Khâu Hiểu Hoa cũng cho rằng ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng thương mại dần hiện rõ. Kinh tế Trung Quốc năm 2019 sẽ đối mặt với thêm nhiều áp lực và khó khăn.
Dự tính, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2019 của Trung Quốc sẽ giảm xuống dưới mức 6%, còn trong 6 tháng cuối năm, do các chính sách giải phóng tiềm lực của nhu cầu trong nước phát huy tác dụng, kinh tế có hi vọng ổn định trở lại, giúp tăng trưởng GDP cả năm có thể đạt mức khoảng 6%.
Đối với quý IV năm nay, chuyên gia kinh tế trưởng Vạn Triết thuộc Tập đoàn Hoàng Kim Trung Quốc (CGG) nhận định kinh tế Trung Quốc sẽ không rơi thẳng đứng mà theo hướng giảm dần. Tuy nhiên, do số liệu kinh tế có độ trễ nhất định, cộng thêm việc Mỹ thường xuyên thay đổi thái độ, về tổng thể, áp lực tăng trưởng giảm tốc vẫn tương đối lớn.
Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành kinh tế vĩ mô thuộc Trung tâm Nghiên cứu tài chính Ngân hàng Giao thông Trung Quốc, ông Đường Kiện Vĩ cũng cho rằng áp lực tăng trưởng giảm tốc sẽ trở nên nổi cộm trong quý IV/2018 và năm 2019. Cho nên, Trung Quốc cần phải thúc đẩy cải cách sâu rộng hơn nữa, tăng cường giảm thuế phí, tránh tình trạng "lắc lư" về chính sách nhằm củng cố niềm tin của thị trường.
Trên thực tế, củng cố niềm tin thị trường đang là vấn đề nổi cộm ở Trung Quốc, đặc biệt đối với thị trường chứng khoán và tiền tệ. Chỉ số chứng khoán Trung Quốc gần đây liên tục xuyên qua các ngưỡng hỗ trợ, từ đầu năm giảm khoảng 23%, thậm chí rớt xuống mức thấp nhất trong 4 năm.
Cùng với đó, đồng nhân dân tệ (NDT) cũng liên tục giảm giá so với đồng USD. Hàng loạt dự báo cho thấy trước cuối năm nay, khả năng đồng NDT phá vỡ ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD là tương đối cao. Một khi khả năng đó xảy ra, đồng NDT rất có thể rơi vào tình trạng mất giá mạnh, giáng đòn nặng nề vào niềm tin của thị trường, kích thích dòng vốn rời Trung Quốc, làm trầm trọng thêm vấn đề giảm tốc của kinh tế Trung Quốc.