Thế “tiến thoái lưỡng nan” của các nước trung lập trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Theo Châu Anh/BBC/ndh.vn

Căng thẳng lên thang giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các quốc gia trung lập rơi vào thế khó xử.

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images.
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images.

Panama là một trong những “địa điểm" gần đây nhất bị vướng vào cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Trong chuyến thăm Panama tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích hoạt động kinh tế của Trung Quốc.

Ông Pompeo gọi những hành động của Trung Quốc là “cướp bóc”. Các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đang xuất hiện theo cách “không minh bạch, không hướng đến sự vận hành của thị trường và cũng không mang lại lợi ích cho người dân Panama. Ngược lại, họ chỉ hướng đến quyền lợi cho Trung Quốc”.

Trước những chia sẻ từ phía Mỹ, tất nhiên, Trung Quốc không thể ngồi yên.

Sau bình luận của ông Pompeo, thay mặt Panama, Phó Tổng thống Isabel de Saint Malo tuyên bố Panama vẫn sẽ chào đón đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Mỹ cũng như các quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc. Tuy nhiên, Panama sẽ cẩn thận hơn trong việc cho phép các công ty mới đầu tư và chọn lựa nhà thầu mới.

Điều này cho thấy mức căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Sự thù địch này đang gây ảnh hưởng đến các quốc gia ở giữa 2 đầu "chiến tuyến".

Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ ra rằng Panama rất quan trọng đối với Mỹ. Vị trí và vai trò của Panama trong thương mại toàn cầu­ là yếu tố làm nên sự lớn mạnh và an ninh quốc gia cho Mỹ.

Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng của Panama và trong vài năm qua, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy, tăng cường quan hệ với các quốc gia khu vực Mỹ Latin.

Năm 2017, Panama đã hủy bỏ mối quan hệ lâu dài với Đài Loan, thay vào đó, 19 hợp đồng hợp tác với Trung Quốc được xác lập, trong đó bao gồm một nghiên cứu về tính khả thi trong việc ký kết một thỏa thuận thương mại tự do giữa hai nước.

Sự căng thẳng của Mỹ đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hàm ý các nước từng chào đón sự đầu tư của Trung Quốc, như Panama, sẽ phải tìm một cách tinh tế hơn để cân bằng việc duy trì quan hệ với 2 cường quốc.

Khi nói về Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, bà de Alvarado rất cẩn thận trong việc đánh giá về “nợ ngoại giao”, vốn đã gây rất nhiều rắc rối cho các quốc gia tham gia vào dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc.

“Chúng tôi không phụ thuộc vào sự góp mặt và nguồn tài trợ từ các quốc gia khác cho dự án của chúng tôi”, bà Panama cho biết. "Nhưng với những quốc gia dễ bị tổn thương, bởi nền kinh tế của họ yếu và không có một hệ thống đủ tốt để đảm bảo những lợi ích của họ, tình hình sẽ khác".

Những động thái này ngày càng phổ biến ở các quốc gia trung lập khi họ cố gắng điều tiết cục diện mới này. Ví dụ, giới chức của một số nước Đông Nam Á, vốn không muốn công khai chỉ trích Trung Quốc, đã tiết lộ rằng lập trường mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Bắc Kinh đã thúc giục họ lên tiếng.

Càng ngày, hai cường quốc này lại mâu thuẫn nhiều hơn trên phương diện mới.