Alibaba lên sàn New York

Theo cafef.vn

(Tài chính) Với trị giá niêm yết hơn 75 tỉ USD, cao hơn eBay và gấp 2 lần Yahoo, người ta cho rằng có khả năng một số lệnh đặt cổ phiếu Alibaba tầm mức lớn hơn IPO sắp tới của Twitter.

Alibaba đã tạo dựng tên tuổi như là một tay chơi khủng trong kinh doanh mua bán sản phẩm online. Nguồn: internet
Alibaba đã tạo dựng tên tuổi như là một tay chơi khủng trong kinh doanh mua bán sản phẩm online. Nguồn: internet
Tập đoàn bán lẻ trên mạng Alibaba của Trung Quốc, dự kiến sẽ là một trong những công ty chào bán chứng khoán lần đầu (IPO) lớn nhất kể từ lần niêm yết ầm ĩ của Facebook – nhưng ở sàn chứng khoán New York mà không phải trên thị trường Trung Quốc. Với trị giá niêm yết hơn 75 tỉ USD, cao hơn eBay và gấp 2 lần Yahoo, người ta cho rằng có khả năng một số lệnh đặt cổ phiếu Alibaba tầm mức lớn hơn IPO sắp tới của Twitter.

Tay chơi lớn Trung Quốc chuyển hướng sang Mỹ

Jack Ma, cựu giáo viên tiếng Anh ở Hàng Châu trở thành doanh nhân Internet, thành lập Alibaba.com năm 1999 như là một sàn giao dịch kinh doanh sản phẩm – như công tắc điện và xy lanh thủy lực. Đến đầu năm nay, Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của Alibaba vào khoảng 3,4 tỉ USD và xếp Ma thứ 11 trong danh sách tỉ phú Trung Quốc.

Alibaba đã tạo dựng tên tuổi như là một tay chơi khủng trong kinh doanh mua bán sản phẩm online. Công ty thành lập một số doanh nghiệp, trong đó có trang web Alibaba.com kinh doanh thương mại điện tử giữa công ty với công ty; sàn giao dịch Taobao Marketplace giống eBay; và dịch vụ Alipay chi trả online.

Alibaba đã tạo dựng tên tuổi như là một tay chơi khủng trong kinh doanh mua bán sản phẩm online. 
Các nhà phân tích cho rằng Taobao điều hành 90% giao dịch mua bán giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng ở Trung Quốc, và sàn giao dịch Tmall.com giữa công ty và người tiêu dùng hiện giữ một trong những thị phần thương mại lớn nhất ở Trung Quốc. Uớc tính tổng trị giá hàng hóa bán qua Taobao và Tmall.com năm rồi vượt quá 163 tỉ USD

Thành công của Alibaba cũng đem lại cổ tức khủng cho Yahoo, với 40% cổ phần trong Alibaba trị giá khoảng 1 tỉ USD cách đây 8 năm. Những cổ đông khác của Alibaba có tập đoàn viễn thông Nhật SoftBank, công ty góp vốn tư nhân Silver Lake; và Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc giá trị 200 tỉ USD.

Được biết Alibaba đã bàn bạc trong nhiều tuần với Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong về một cơ cấu mới cho phép bộ phận điều hành công ty giữ một số quyền kiểm soát ban quản trị ngay cả sau IPO. Cụ thể là 28 nhân viên điều hành công ty có quyền đề cử phần lớn ban quản trị và đưa danh sách để cổ đông bầu chọn.

Tuy nhiên, qui định của Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong ngăn cấm cổ phần kép và những loại cấu trúc khác để cổ đông thiểu số giữ quyền kiểm soát công ty. Đối thoại giữa hai bên cuối cùng không đạt được thỏa hiệp vào thứ tư 25/9. Theo David Neuville tại văn phòng công ty luật Cadwalader ở Hong Kong: “Đây là một cú đấm mạnh vào sở giao dịch chứng khoán Hong Kong.”

Những bước tiếp theo đăng ký IPO ở Mỹ có thể mất nhiều tháng và Alibaba vẫn chưa chọn người bảo lãnh phát hành chứng khoán, nhưng từ nhiều tháng nay các công ty trên phố Wall đã tranh giành một vai trò béo bở, ví dụ như, Jamie Dimon, giám đốc điều hành JPMorgan Chase, dùng cơm tối với chủ tịch Jack Ma của Alibaba, hay tập đoàn Credit Suisse và Morgan Stanley giúp Alibaba huy động vốn thêm 4 tỉ USD hồi mùa hè.

Cho dù IPO lớn chỉ cần mức bảo lãnh thấp – Facebook chỉ chi cho các ngân hàng 1,1% tổng số tiền thu được từ bán cổ phiếu – IPO của Alibaba rất có thể mang lại hàng triệu đô la với mức huy động vốn dự kiến 15 tỉ USD.

Thông tin Alibaba lên sàn gây xôn xao còn chứng tỏ lĩnh vực Internet của Trung Quốc vẫn chờ nhiều nhà đầu tư, cho dù các công ty như Baidu và Tencent đã trở thành những tay chơi lớn.

Một trong những lĩnh vực nhiều tiềm năng tăng trưởng nhất ở Trung Quốc là thương mại online, hứa hẹn vượt qua thương mại online Mỹ. Mua sắm ở Trung Quốc ngày càng chuyển lên mạng, được hỗ trợ bởi tăng trưởng mạng không dây, và sự chậm chạp hội nhập xu hướng hiện đại của các nhà bán lẻ outline. Trong một nghiên cứu công bố tháng này, các nhà phân tích tại CLSA cho biết doanh số bán lẻ online ở Trung Quốc tăng 20 lần trong 3 năm, lên 64 tỉ USD.

Cuộc chiến giữa các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ

Việc chuyển phát hành đầu tiên ra công chúng từ Hong Kong sang Mỹ của Alibaba sẽ mở ra một cuộc chiến mới giữa Nasdaq OMX Group (sở hữu và điều hành thị trường chứng khoán điện tử Nasdaq ở New York) và NYSE Euronext (sở hữu Sở Giao dịch Chứng khoán New York) để thu hút những công ty niêm yết mới.

IPO của Alibaba không chỉ là một thương vụ rất lớn, dự kiến huy động khoảng 10 tỉ USD cho công ty, mà còn đem lại cho thị trường chứng khoán Mỹ một khởi đầu thuận lợi cho tham vọng lên sàn nước ngoài của các công ty Trung Quốc.

Trong khi đó, tập đoàn mạng xã hội Twitter bình tĩnh chọn một sàn chứng khoán để phát hành lần đầu ra công chúng. IPO của Twitter có thể huy động vốn ít hơn nhiều so với Alibaba, nhưng sẽ nằm trong số những trường hợp lên sàn được theo dõi nhiều nhất trong nhiều năm nay và tăng thêm hy vọng về một làn sóng IPO tiếp theo của các công ty Internet.

Cho dù các IPO ít đem lại lợi nhuận – phí hàng năm mỗi công ty dưới 250.000 USD – chúng có thể tạo dựng danh tiếng và thương hiệu cho sàn chứng khoán.

NYSE đã có bước đầu thương lượng với Twitter nhưng vẫn lo ngại là Nasdaq có thể xoay ngược tình thế và lấy được hợp đồng này.

Hai thương vụ hứa hẹn đem lại cho NYSE cơ hội bù đắp việc mất tập đoàn Facebook cho đối thủ Nasdaq năm rồi và củng cố nỗ lực nhiều năm để bắt kịp Nasdaq trong cuộc cạnh tranh chào mời niêm yết của các tập đoàn công nghệ. Có được hai IPO đình đám cũng sẽ là một dấu hiệu cho thấy sàn giao dịch này sẽ sống còn sau vụ Tập đoàn IntercontinentalExchange thu mua công ty hồi tháng 8 năm nay.

Hai IPO lớn cũng có thể bù đắp cho Nasdaq sau IPO không êm xuôi của Facebook với giá cổ phiếu khởi điểm thấp bất ngờ và những lần trì hoãn, giảm bớt phần nào những khó khăn trong hai năm qua.