Áp dụng MFCA giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tăng cạnh tranh
Áp dụng công cụ Hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh như qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực như nguyên vật liệu, năng lượng, lao động… làm tăng lợi nhuận, giảm giá thành.
Hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) là một công cụ cải
tiến hữu hiệu nhằm giảm chi phí kinh tế và đồng thời giảm tác động
môi trường. Áp dụng MFCA, doanh nghiệp có thể phân tích chi phí
kinh tế của quá trình sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, quá
trình sản xuất, năng lượng, xử lý chất thải và các chi phí khác.
MFCA được sử dụng để truy xuất và định lượng dòng lưu chuyển của nguyên liệu trong doanh nghiệp; xác định cách thức sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu ở khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế để từ đó giúp
tiết giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Cụ thể, công cụ MFCA đo lường dòng chảy nguyên vật liệu tại từng công đoạn sản xuất với con số định lượng đảm bảo được cân bằng theo đơn vị vật lý (m2, lít, kg…), sau đó quy đổi thành đơn vị tiền tệ (VNĐ).
MFCA giúp xác định giá trí của những lãng phí thường bị bỏ qua trong các tính truyền thống thông qua 4 khía cạnh chính: Nguyên vật liệu, năng lượng, chi phí hệ thống và chi phí xử lý phát thải ra môi trường.
MFCA được ví như một máy chụp X-quang, cung cấp hình ảnh rõ nét về từng công đoạn sản xuất, chỉ ra những đầu ra phi sản phẩm và giúp xác định những điểm ưu tiên cần cải tiến.
Nhìn chung, MFCA không chỉ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận mà còn giúp cải thiện hoạt động môi trường và đóng góp cho sự phát triển bền
vững.
Trong giai đoạn 2022 - 2024, có 30 doanh nghiệp được lựa chọn thực hiện nhiệm vụ “Nhân rộng áp dụng công cụ MFCA cho các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp - mã số 03.10/NSCL – 2022” thuộc Chương trình quốc gia “Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31.8.2020 do Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDEC 2) triển khai thực hiện.
Kết quả áp dụng tại Công ty TNHH Ishigaki Việt Nam cho thấy, năng suất lao động lao động, chi phí sản xuất giảm đáng kể trước và sau khi áp dụng các giải pháp cải tiến cụ thể cho sản phẩm chủ lực là vòng cao su (Packing fuel filler cap ZHT001-702). Điển hình như:
Giải pháp 1: Cải tiến kết cấu khuôn đã giúp giảm phế phẩm (sản phẩm lỗi + bavia cao su) từ 37% xuống còn 24%, đem lại hiệu quả kinh tế tiết kiệm xấp xỉ 281 triệu đồng/năm.
Giải pháp 2: Thay đổi phương pháp cân tổng 7 sợi/lần thay vì cân riêng từng sợi cao su nguyên liệu sau cắt, năng suất lao động tăng gấp đôi. Trước cải tiến là 14 kg/giờ và sau cải tiến là 30 kg/giờ.
Chị Đặng Thị Hồng Hạnh - Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Ishigaki Việt Nam, thành viên tham gia quá trình triển khai dự án, nhận xét: “Áp dụng MFCA góp phần giúp doanh nghiệp xác định được các lãng phí thông qua những phế liệu mà doanh trước đó không quan tâm nhiều”.
Chị Hạnh cũng cho rằng, việc phân tích hợp lý và chính xác các điểm cần cải tiến giúp giảm giá thành sản xuất thông qua các giải pháp như thay đổi thiết kế khuôn, thay đổi định mức sử dụng nguyên vật liệu, tiết kiệm năng lượng.
Giảm được lãng phí từ việc cải tiến quá trình sản xuất giúp tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, năng lượng bao gồm điện nước, chi phí nhân công, bảo trì bảo dưỡng và các chi phí phát sinh khác.
Giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh như qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực như nguyên vật liệu, năng lượng, lao động… làm tăng lợi nhuận, giảm giá thành; giảm thiểu chất thải ra môi trường giúp phát triển bền vững, đáp ứng được các quy định về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý.