Bán lẻ trực tuyến Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại
Quy mô kinh tế số Việt Nam ước tính sẽ tăng trưởng lên mức 52 tỷ USD vào năm 2025, mức tăng trưởng 29% so với năm 2020, theo nghiên cứu chung của Google, Temasek Holdings và Bain & Co.
Lái xe Hồ Đức Quang đang đi qua những con đường đông đúc nườm nượp của TP. Hồ Chí Minh, anh rẽ qua chợ Bến Thành để đưa một số món đồ như đồ chơi, sách hay nhiều loại khác cho khách hàng của mình.
Từ khi công ty anh đưa ra chính sách giao hàng trong 2 tiếng cho các khách hàng có nhu cầu, Quang đã phải cố gắng hơn rất nhiều để phục vụ khách. Trước khi đến điểm nhận hàng, Quang gọi trước cho khách để thông báo.
Tuy nhiên, tốc độ chuyển hàng của Quang không thể nhanh hơn được bởi luôn có một yêu cầu bắt buộc: Anh sẽ phải chờ khách mở gói hàng và xác nhận rằng mọi thứ bên trong đúng theo yêu cầu của khách rồi mới đi đến điểm tiếp theo được. Đây là điều bắt buộc với người giao hàng bởi nhiều người Việt Nam hiện vẫn còn chưa chắc chắn họ có thể tin người vận chuyển hàng hay không.
Chuyến giao hàng kiểu như Quang đang làm là một phần trong nỗ lực của nhiều công ty thương mại trực tuyến để chinh phục được niềm tin của nhiều người tiêu dùng Việt Nam, rất nhiều trong số này chỉ mua hàng trực tuyến cho đến khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Hoàn toàn không dễ dàng để làm được điều này trong một xã hội chuộng tiền mặt và chỉ mới có khoảng 30% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng, chưa đầy 5% trong số đó sở hữu thẻ tín dụng và phần lớn vẫn chủ yếu mua sắm ở các cửa hàng nhỏ dọc đường và chợ truyền thống.
Theo số liệu của Euromonitor, thương mại điện tử chỉ chiếm 3% quy mô thị trường bán lẻ của Việt Nam trong năm ngoái – tỷ lệ thất nhất trong nhóm các nền kinh tế tại Đông Nam Á, tiềm năng tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam vô cùng lớn. Quy mô kinh tế số Việt Nam ước tính sẽ tăng trưởng lên mức 52 tỷ USD vào năm 2025, mức tăng trưởng 29% so với năm 2020, theo nghiên cứu chung của Google, Temasek Holdings và Bain & Co.
Nhiều công ty khởi nghiệp được “trợ lực” bởi quỹ Warburg Pincus LLC và công ty thương mại điện tử lớn của Trung Quốc JD, nhiều công ty thương mại điện tử trong khu vực như công ty Sea sở hữu Shopee và kể cả Amazon.com cũng đang nhắm đến tầng lớp trung lưu của nước này. Từ năm 2016 cho đến nửa đầu năm 2020, nhiều nhà đầu tư đã rót đến 1,9 tỷ USD vào lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam, theo số liệu của Google, Temasek và Bain.
Giám đốc điều hành của quỹ nghiên cứu Mekong Infocus, ông Ralf Matthaes, nhận xét: “Việt Nam đang ở giai đoạn khởi đầu của xã hội số hóa, lực lượng dân số trẻ rất yêu công nghệ. Chính vì vậy các công ty đang chạy đua để cung cấp những dịch vụ này”.
Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu muốn đưa mua sắm trực tuyến lên mức khoảng 10% quy mô doanh số bán lẻ tại Việt Nam và ước tính khoảng tổng mức bán lẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2025. Chính phủ muốn giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt với dịch vụ công, đồng thời tăng cường khung pháp lý cho thương mại điện tử.
Mới đây, liên minh của Alibaba và quỹ Baring Private Asia đã đầu tư 400 triệu USD để mua 5,5% cổ phần tại bộ phận bán lẻ của tập đoàn Masan. Theo thỏa thuận công bố vào ngày 18/5/2021, Masan sẽ hợp tác với Lazada – bộ phận thương mại điện tử của Alibaba.
Trưởng bộ phận đầu tư tại Đông Nam Á của Alibaba, ông Kenny Ho, trong tuyên bố của mình nhấn mạnh rằng sự kết hợp giữa kinh nghiệm bán lẻ của Alibaba và nền tảng hệ thống của Lazada ở Việt Nam cũng như hệ thống bán hàng trực tiếp của Masan sẽ mang đến cú huých quan trọng giúp hiện đại hóa thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
Công ty khởi nghiệp M-Service JSC hiện đang quản lý ứng dụng thanh toán Momo vào tháng 1/2021 đã gọi vốn được hơn 100 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư trong đó có quỹ Warburg Pincus. Số lượng người dùng đăng ký của Momo trong năm ngoái tăng gấp đôi lên 23 triệu và theo dự báo của công ty, con số này có thể tăng gấp đôi lên 50 triệu sau 2 năm tới.
Hàng loạt các công ty thương mại điện tử lớn đang cố gắng giành được niềm tin của các khách hàng trung lưu tại Việt Nam.