Bộ Tài chính kiến nghị rà soát, bỏ bớt nhiều loại phí
(Tài chính) Ngoài đề xuất bỏ một số loại phí như phí xây dựng, phí an ninh trật tự hay phí phòng chống thiên tai Bộ Tài chính cũng cho rằng nên đưa một số khoản thu vốn là giá dịch vụ ra khỏi danh mục phí, lệ phí.
Đây là những nội dung vừa được đại diện Bộ Tài chính công bố ngày 11/4 trong Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí.
Thẳng thắn chỉ ra những điểm còn tồn tại trong danh mục phí và lệ phí, báo cáo của Bộ Tài chính cho rằng hiện đang có tình trạng một số loại phí trùng với khoản thu khác. Cụ thể, ở một số địa phương vẫn có quan niệm nhầm lẫn giữa các khoản huy động đóng góp tự nguyện như đóng góp cho quỹ an ninh, quốc phòng hoặc quỹ phòng, chống bão lụt với những khoản phí mang tính bắt buộc.
Theo Bộ Tài chính, trên thực tế, danh mục phí và lệ phí cũng có hai loại phí là phí an ninh trật tự và phí phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, những khoản này hiện đang được miễn thu theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
“Vì vậy, cần xem xét đưa hai loại phí này ra khỏi danh mục phí và lệ phí để tránh sự hiểu nhầm và trùng lặp giữa các khoản đóng góp” báo cáo của Bộ Tài chính đề xuất.
Cũng nhằm giảm bớt gánh nặng phí, lệ phí cho người dân, đại diện ngành Tài chính cũng cho rằng, cần rà soát, nghiên cứu để bỏ một số loại phí như phí xây dựng ra khỏi danh mục phí, lệ phí. Theo Bộ Tài chính, hiện người dân đã phải nộp một số khoản liên quan tới nhà đất như: lệ phí địa chính, lệ phí cấp phép xây dựng, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Bởi vậy, việc bỏ phí xây dựng theo cơ quan quản lý là là cần thiết để đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Cũng theo đánh giá của Bộ Tài chính, hiện có thực tế là một số loại phí đang chuyển thành khoản thu không thuộc ngân sách Nhà nước hoặc giá dịch vụ nhưng vẫn có trong danh mục phí và lệ phí cũ như: phí trông giữ xe, phí vệ sinh, phí qua đò, phí chợ, phí bến bãi…
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, đang ngày một nhiều các tổ chức, đơn vị công lập chuyển sang mô hình đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính hoặc doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các lĩnh vực trên. Bởi vậy, việc thu những khoản này theo cơ chế cũ là không hợp lý và Bộ Tài chính đề xuất nên chuyển những loại phí này thành giá dịch vụ, theo cơ chế thị trường để các đơn vị chủ động hoạt động.
Một điểm đặc biệt khác trong báo cáo của Bộ Tài chính là đề xuất bổ sung thêm các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về thu phí, lệ phí. Theo đó, một số đơn vị như Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục… cũng có thể đưa ra mức thu phí, lệ phí để phù hợp với pháp luật chuyên ngành và thực tế.
Ngoài ra, ngành Tài chính cũng cho rằng, nên nghiên cứu để tăng cường phân cấp hơn nữa cho các địa phương quyết định về phí, lệ phí. Hiện tại, chỉ có Chính phủ mới có quyền quyết định việc miễn, giảm phí, lệ phí nhưng một số ý kiến cho rằng, các địa phương có nhiều quyền quyết định về phí, lệ phí nhưng không có quyền miễn, giảm và như vậy là thiếu cân xứng. Đó cũng là lý do khiến Bộ Tài chính đề xuất ý kiến này để sửa đổi Pháp lệnh trong thời gian tới.
Thẳng thắn chỉ ra những điểm còn tồn tại trong danh mục phí và lệ phí, báo cáo của Bộ Tài chính cho rằng hiện đang có tình trạng một số loại phí trùng với khoản thu khác. Cụ thể, ở một số địa phương vẫn có quan niệm nhầm lẫn giữa các khoản huy động đóng góp tự nguyện như đóng góp cho quỹ an ninh, quốc phòng hoặc quỹ phòng, chống bão lụt với những khoản phí mang tính bắt buộc.
Theo Bộ Tài chính, trên thực tế, danh mục phí và lệ phí cũng có hai loại phí là phí an ninh trật tự và phí phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, những khoản này hiện đang được miễn thu theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
“Vì vậy, cần xem xét đưa hai loại phí này ra khỏi danh mục phí và lệ phí để tránh sự hiểu nhầm và trùng lặp giữa các khoản đóng góp” báo cáo của Bộ Tài chính đề xuất.
Cũng nhằm giảm bớt gánh nặng phí, lệ phí cho người dân, đại diện ngành Tài chính cũng cho rằng, cần rà soát, nghiên cứu để bỏ một số loại phí như phí xây dựng ra khỏi danh mục phí, lệ phí. Theo Bộ Tài chính, hiện người dân đã phải nộp một số khoản liên quan tới nhà đất như: lệ phí địa chính, lệ phí cấp phép xây dựng, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Bởi vậy, việc bỏ phí xây dựng theo cơ quan quản lý là là cần thiết để đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Cũng theo đánh giá của Bộ Tài chính, hiện có thực tế là một số loại phí đang chuyển thành khoản thu không thuộc ngân sách Nhà nước hoặc giá dịch vụ nhưng vẫn có trong danh mục phí và lệ phí cũ như: phí trông giữ xe, phí vệ sinh, phí qua đò, phí chợ, phí bến bãi…
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, đang ngày một nhiều các tổ chức, đơn vị công lập chuyển sang mô hình đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính hoặc doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các lĩnh vực trên. Bởi vậy, việc thu những khoản này theo cơ chế cũ là không hợp lý và Bộ Tài chính đề xuất nên chuyển những loại phí này thành giá dịch vụ, theo cơ chế thị trường để các đơn vị chủ động hoạt động.
Một điểm đặc biệt khác trong báo cáo của Bộ Tài chính là đề xuất bổ sung thêm các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về thu phí, lệ phí. Theo đó, một số đơn vị như Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục… cũng có thể đưa ra mức thu phí, lệ phí để phù hợp với pháp luật chuyên ngành và thực tế.
Ngoài ra, ngành Tài chính cũng cho rằng, nên nghiên cứu để tăng cường phân cấp hơn nữa cho các địa phương quyết định về phí, lệ phí. Hiện tại, chỉ có Chính phủ mới có quyền quyết định việc miễn, giảm phí, lệ phí nhưng một số ý kiến cho rằng, các địa phương có nhiều quyền quyết định về phí, lệ phí nhưng không có quyền miễn, giảm và như vậy là thiếu cân xứng. Đó cũng là lý do khiến Bộ Tài chính đề xuất ý kiến này để sửa đổi Pháp lệnh trong thời gian tới.
Danh mục các loại phí và lệ phí hiện có 301 khoản thu trong đó 171 khoản phí và 130 khoản lệ phí. Trong năm 2013, số thu từ những khoản phí, lệ phí đạt 31.271 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,8% tổng thu ngân sách.
Trong nguồn thu trên, số thu của các cơ quan Trung ương là hơn 1.871 tỷ đồng, từ địa phương là 27.554 tỷ đồng và doanh nghiệp (phí hoa tiêu, phí điều hành bay qua bầu trời…) là 1.846 tỷ đồng.
Trong nguồn thu trên, số thu của các cơ quan Trung ương là hơn 1.871 tỷ đồng, từ địa phương là 27.554 tỷ đồng và doanh nghiệp (phí hoa tiêu, phí điều hành bay qua bầu trời…) là 1.846 tỷ đồng.