Các quốc gia đang hướng tới kinh tế xanh như thế nào?
Kinh tế xanh là một hướng đi mới của phát triển bền vững. Để xây dựng nền kinh tế xanh, việc tham khảo kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước là cần thiết đối với Việt Nam.
Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đòi hỏi sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước trong việc điều chỉnh thị trường. Để đánh giá về hiệu quả bảo vệ môi trường thế giới, cần xem xét các yếu tố: sản xuất và dự trữ năng lượng; cơ sở hạ tầng năng lượng; hiệu quả sử dụng năng lượng; vận tải; nước và nước thải, vật liệu xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; tái chế rác thải. Nhằm phát triển công nghệ xanh, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ Hàn Quốc, Mỹ, Đan Mạch, Trung Quốc, các nước EU trong mở rộng và phát triển xanh. Cụ thể:
Hàn Quốc: Đẩy mạnh tiêu dùng xanh
Hàn Quốc là quốc gia châu Á đi đầu về phát triển xanh và coi tăng trưởng xanh là một phần trong chiến lược quốc gia. Chiến lược xanh của Hàn Quốc gồm ba yếu tố: công nghiệp, năng lượng và đầu tư. Chiến lược này nhằm duy trì quy mô hoạt động sản xuất kinh tế nhằm tối ưu hoá nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa ảnh hưởng môi trường lên các nguồn năng lượng và tài nguyên, đồng thời chuyển đổi đầu tư sang các hoạt động môi trường và tăng trưởng kinh tế.
Cũng trong tháng 1/2009, “Kế hoạch Nghiên cứu và phát triển toàn diện về công nghệ xanh” kêu gọi tăng 2 lần chi phí cho công nghệ xanh vào năm 2012, tập trung vào các lĩnh vực như tái sử dụng rác thải, chế tạo và sử dụng pin năng lượng mặt trời, dự đoán biến đổi khí hậu, lưu giữ carbon...
Trong giai đoạn 2010-2011, chính phủ Hàn Quốc tập trung thúc đẩy phát triển ngành năng lượng gió, năng lượng mặt trợi, hỗ trợ các doạnh nghiệp trong ngành công nghiệp xanh và ban hành luật Hạn chế khí thải, phát triển quản lý năng lượng. Đã có nhiều dự án xanh ở Hàn Quốc được người dân tích cực tham gia như “Thành phố mặt trơi”, “Ngôi nhà xanh trị giá 2 triệu”, “Thành phố và dòng sông xanh hơn”...
Từ năm 2011, Hàn Quốc đã chi khoảng 60 tỷ USD trong 5 năm cho phát triển xanh, tạo hơn 1,8 triệu việc làm. Cũng trong giai đoạn này, Hàn Quốc xây dựng hệ thống “thẻ thanh toán xanh” để kích thích tiệu thụ hàng hoá xanh. Với sự hỗ trợ của thẻ này, việc sử dung hàng hoá xanh và sản phẩm tiết kiệm năng lượng ngày càng được phổ biến. Theo đó, người tiêu dùng có thể sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi tiêu thông qua điểm thưởng. Điểm thưởng có thể quy đổi ra tiền mặt, hoặc trừ vào các hóa đơn thanh toán.
Một chương trình khác do chính quyền Seoul khởi xướng đó là, nếu người dân tiết kiệm nước thì họ sẽ được giảm giá khi mua các sản phẩm xanh. Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sẽ cắt giảm lượng khí thải nhà kính tới 30% vào năm 2020.
Mỹ nâng cao kĩ thuật sản xuất xanh
Mỹ lựa chọn việc phát triển năng lượng thay thế làm hướng đi chính cho sự phát triển kinh tế xanh. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đặt mục tiêu đến năm 2030, 65% năng lượng tiêu thụ và 35% nhiệt lượng là năng lượng từ lắp đặt tấm pin mặt trời.
Trong chiến lược tiết kiệm năng lượng, Mỹ đặt mục tiêu đến 2025, nguồn năng lượng tái tạo chiếm 25% lượng phát điện và nhu cầu điện sẽ giảm 15% đến năm 2030. Chính phủ Mỹ cũng thành lập cơ quan chuyên ngành nhằm huy động và giải ngân đầu tư cho các chương trình xanh, có tên gọi Cơ quan Triển khai năng lượng sạch (CEDA).
Đồng thời, Mỹ đã triển khai Đạo luật Chống biến đổi khí hậu với mục tiêu giảm khí thải nhà kính và cho phép các công ty xả khi thấp hơn hạn ngạch có thể bán phần hạn mức cho doanh nghiệp khác. Mỹ yêu cầu các công ty sản xuất ôtô chuyển sang các mẫu xe sử dụng cả điện và xăng dầu, cải tiến động cơ tiết kiệm nhiên liệu.
EU cũng thông qua chương trình hướng tới nền kinh tế với lượng carbon thấp giai đoạn 2050. Chương trình đặt mục tiêu giảm 40-44% lượng khí thải đến năm 2030 và giảm 79-82% vào năm 2050. Ngoài ra, chương trình còn đề ra phương pháp hoàn thiện các mục tiêu khác như giảm chi phí (175-320 €/ năm).
Tại các nước châu Âu, phát triển xanh được thực hiện trong lĩnh vực năng lượng, phát triển giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu định cư sinh thái và hệ thống tái chế. EU đã thông qua tiêu chuẩn về khí thải ôtô Euro-5, đồng thời chuẩn bị nâng cao tiêu chuẩn mới Euro-6 (tiêu chuẩn chất lượng về khí thải cho xe ôtô).
Uỷ ban EU công bố một kế hoạch vào năm 2020, dự kiến giảm 20% lượng khí thải carbon, cùng với việc tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo lên 20% vào năm 2020. Thuỵ Điển, một quốc gia trong EU, tuyên bố sẽ hoàn toàn không sử dụng dầu mỏ, đồng thời loại trừ sử dụng than đá và năng lượng hạt nhân ra khỏi quy trình sản xuất.
Trung Quốc triển khai công nghệ nano
Trung Quốc phấn đấu đến 2020 đạt 15% lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, giảm 45% lượng carbon khí thải. Xu hướng phát triển xanh tại Trung Quốc bắt đầu bằng kế hoạch 5 năm từ năm 2011. Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hơn 2.000 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Khối lượng đầu tư nhà nước trong lĩnh vực bảo toàn năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ thích ứng vượt qua chỉ tiêu của Mỹ và EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc đã chiếm 40% lượng xuất khẩu pin mặt trời thế giới.
Một lĩnh vực khác cũng phát triển tại nước này là công nghệ nano. Năm 2016, Trung tâm sáng kiến toàn cầu Blodal Innovation GICNA được thành lập giúp Bắc Kinh trở thành nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ xanh thế ký 21.
Đan Mạch – Quốc gia đi đầu trong phát triển xanh
Đan Mạch là quốc gia Bắc Âu có mục tiêu tham vọng trở thành “quốc gia xanh” nhất tại châu Âu và trên thế giới. Theo chiến lược năng lượng đến 2035, Đan Mạch sẽ hoàn toàn từ bỏ sử dụng nguyên liệu hoá thạch trong ngành công nghiệp năng lượng. Tất cả năng lượng điện và năng lượng nhiệt sẽ được cung cấp bởi các nguồn nhiêu liệu tái tạo.
Là một nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt nhưng tại sao Đan Mạch lại hướng tới phát triển xanh? Có thể kể ra một số nguyên nhân: mong muốn cải thiện môi trường châu Âu và trên thế giới; đảm bảo an ninh năng lượng; tạo nhiều việc làm.
Để hiện thực hoá tham vọng của mình, Đan Mạch đã thông qua mức thuế đặc biệt với việc xử lý chất thải, bao gồm cả mức phí xử lý chất thải xây dựng. Đồng thời, chi tiêu công cho các sản phẩm hàng hoá do nhà nước điều chỉnh nhằm giảm thiểu lượng rác sinh hoạt và việc sản xuất quá nhiều bao bì hàng hoá. Đan Mạch ra lệnh hạn chế sử dụng các vỏ loại túi và bao bì khác nhau. Ví dụ, cho phép sử dụng không quá 20 loại chai trong sản xuất nước giải khát.
20% tổng tiêu thụ năng lượng ở Đan Mạch là năng lượng gió. Các nhà sản xuất cối xay gió đạt được thành công đột phá về mặt công nghệ, nên chi phí sản xuất năng lượng gió tương đương với sản xuất điện ở nhà máy nhiệt điện. Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt 1/3 điện năng tiêu thụ từ turbin gió.
Ngoài năng lượng gió, Đan Mạch còn phát triển ngành sản xuất khí biogas tại nhà máy ở Zealand, cho phép sản xuất hàng ngày khoảng 6.000m3 từ 135 tấn rác thải sinh học (1m3 khí sinh học tương đượng với 0,6l dầu).
Đối với ngành xây dựng, Đan Mạch quyết tâm xây những toà nhà có có lượng carbon đioxin vô hại đối với môi trường.
Tại các công trình nhà ở, xây dựng, Đan Mạch tiến hành lắp đặt các cửa sổ lớn, sao cho các phòng nhận được tối đa ánh sáng. Hạn chế sử dụng điện bằng việc lắp đặt bóng đèn tiết kiệm điện. Trên mái, bên các bức tường hay ban công được lắp đặt tấm pin mặt trời, chuyển đổi năng lượng thành nhiệt điện. Người dân có thể tự tạo ra năng lượng xanh và bán năng lượng dư thừa cho hệ thống năng lượng quốc gia.
Điều đặc biệt ở Đan Mạch là người dân có thể tự đầu tư thiết bị của mình vào xây dựng tạo thu nhập, cũng như trang trải chi phí sử dụng năng lượng cho tương lai. Chính phủ còn thông qua đề án “Bạn phải trả đúng bằng những gì bạn thải ra môi trường”. Theo đó, các công ty phải đóng thuế do trực tiếp xả khí thải ra môi trường.