Các thương vụ M&A bất động sản gia tăng mạnh mẽ
(Tài chính) Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, cả nước thu hút 5,7 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân vào nửa đầu năm nay, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI rót vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) chiếm 10%, chủ yếu thông qua hoạt động M&A.
Làn sóng vốn ngoại đang đổ vào
Báo cáo từ các Công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường, các NĐT Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông... từng quan tâm đến thị trường BĐS Việt Nam những năm 2008 - 2009, đã quay trở lại. Trong 6 tháng đầu năm 2014, do giá BĐS của Việt Nam hiện đang rẻ hơn so với Trung Quốc nên thị trường BĐS đang đón thêm dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc.
Mới đây, Sembcorp, chủ đầu tư Khu công nghiệp VSIP ở Bình Dương đã nhận giấy phép đầu tư Khu đô thị VSIP Sembcorp Gateway tại Bình Dương, với tổng vốn 200 triệu USD và đầu năm nay, cũng đã nhận giấy phép tăng vốn thêm 120 triệu USD cho dự án tại Hải Phòng. Keppel Land, một đại gia địa ốc từ Singapore, đã liên doanh với Công ty TNHH liên doanh Hà Nội Westgate dự kiến sẽ đầu tư khoảng 140 triệu USD vào dự án khu đô thị Hanoi Westgate tại huyện Quốc Oai, Hà Nội. Công ty Tổ chức nhà Quốc gia đến từ Hàn Quốc cũng đã công bố, họ đang đầu tư vào 14 dự án nhà ở với tổng quỹ đất 230ha, tổng mức đầu tư gần 1 tỉ USD, trong đó có nhiều dự án được mua lại từ nhiều chủ đầu tư khác. Các dự án này tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Ngãi, An Giang.
Ngoài ra, thị trường còn đón những dòng vốn đến từ những nhân tố mới. Đáng chú ý, đầu tháng 6.2014, Tập đoàn Nakheel (Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất - UAE) đã công bố sẽ triển khai đầu tư dự án Khu đô thị du lịch Hạ Long Star ngay trong tháng 6. Dự án Hạ Long Star có quy mô diện tích khoảng 125ha, tổng vốn đầu tư ước tính lên đến 550 triệu USD. Mục tiêu dự án là xây dựng một khách sạn 5 sao với 250 phòng, một khách sạn hạng sang 100 phòng, 226 biệt thự, 85 nhà phố, 114 căn hộ và trung tâm thương mại.
Bên cạnh đó còn phải kể đến một số dự án M&A lớn khác cũng được các NĐT quốc tế có thâm niên tại Việt Nam thực hiện như việc Công ty Sun Wah Vietnam Real Estate Limited (Hồng Kông) đã bỏ ra 200 triệu USD để sở hữu 48% cổ phần của dự án căn hộ tại số 90 - Nguyễn Hữu Cảnh, TP. Hồ Chí Minh.
M&A nội cũng sôi động
Các giao dịch M&A trong nước cũng tạo được sự chú ý trong công chúng. Vào tháng 5 vừa qua, Hoàng Anh Gia Lai đã công bố rút vốn khỏi dự án Đông Nam tại TP. Hồ Chí Minh và chuyển giao cho Công ty Him Lam. Các giao dịch đáng chú ý khác trong phân khúc nhà ở bao gồm việc bán dự án Water Garden của PPI cho Tập đoàn Đất Xanh và việc mua lại 95% số cổ phần của Công ty xây dựng Thanh Hóa ở dự án Sky Park Residence. Và vụ thâu tóm thành công khu đất vàng 36 Phạm Hùng của Tập đoàn FLC với giá trị gần 200 tỉ đồng đã chấm dứt một thương vụ khá ồn ào trong nhiều năm qua tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia BĐS, các hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng mạnh, với quan điểm Việt Nam vẫn là một trong những thị trường tăng trưởng hứa hẹn nhất. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký sớm sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước cũng như gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam. Luật Đất đai mới, có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 cho phép các doanh nghiệp FDI được giao đất cho việc đầu tư vào các dự án nhà ở để bán. Quy định này được kỳ vọng sẽ đảm bảo tính minh bạch và tạo ra cơ hội bình đẳng cho các NĐT trong và ngoài nước, giúp thị trường BĐS Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt các NĐT.
Sự hồi phục và cải thiện tính thanh khoản của thị trường bất động sản là kết quả những nỗ lực của Chính phủ để kích thích thị trường. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư BĐS rất quyết liệt trong việc bán các dự án để giảm bớt gánh nặng tài chính; trong khi đó các doanh nghiệp với nguồn tài chính mạnh lại mong muốn có được những dự án như vậy để tận dụng sự phục hồi của thị trường. Kết quả là một số thương vụ M&A đã diễn ra thành công.
TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc Đầu tư công ty Savills Việt Nam - chia sẻ: “Thị trường sẽ tiếp tục có nhiều thương vụ chuyển nhượng các dự án phát triển nhà ở, bao gồm phân khúc căn hộ, BĐS gắn liền với đất và khu dân cư. Các NĐT cũng rất quan tâm đến các tài sản đang hoạt động với tỉ suất sinh lợi ổn định và rủi ro thấp. Sự quan tâm của các NĐT Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn chiếm phần lớn các hoạt động M&A trong hai năm qua, dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhìn thấy nhu cầu ngày càng tăng từ các NĐT Singapore và Đài Loan ở phân khúc nhà ở và văn phòng. Dự kiến sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động ở hai phân khúc này trong những tháng cuối năm 2014 và trong năm 2015” - ông Khương nhận định.
Báo cáo từ các Công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường, các NĐT Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông... từng quan tâm đến thị trường BĐS Việt Nam những năm 2008 - 2009, đã quay trở lại. Trong 6 tháng đầu năm 2014, do giá BĐS của Việt Nam hiện đang rẻ hơn so với Trung Quốc nên thị trường BĐS đang đón thêm dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc.
Mới đây, Sembcorp, chủ đầu tư Khu công nghiệp VSIP ở Bình Dương đã nhận giấy phép đầu tư Khu đô thị VSIP Sembcorp Gateway tại Bình Dương, với tổng vốn 200 triệu USD và đầu năm nay, cũng đã nhận giấy phép tăng vốn thêm 120 triệu USD cho dự án tại Hải Phòng. Keppel Land, một đại gia địa ốc từ Singapore, đã liên doanh với Công ty TNHH liên doanh Hà Nội Westgate dự kiến sẽ đầu tư khoảng 140 triệu USD vào dự án khu đô thị Hanoi Westgate tại huyện Quốc Oai, Hà Nội. Công ty Tổ chức nhà Quốc gia đến từ Hàn Quốc cũng đã công bố, họ đang đầu tư vào 14 dự án nhà ở với tổng quỹ đất 230ha, tổng mức đầu tư gần 1 tỉ USD, trong đó có nhiều dự án được mua lại từ nhiều chủ đầu tư khác. Các dự án này tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Ngãi, An Giang.
Ngoài ra, thị trường còn đón những dòng vốn đến từ những nhân tố mới. Đáng chú ý, đầu tháng 6.2014, Tập đoàn Nakheel (Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất - UAE) đã công bố sẽ triển khai đầu tư dự án Khu đô thị du lịch Hạ Long Star ngay trong tháng 6. Dự án Hạ Long Star có quy mô diện tích khoảng 125ha, tổng vốn đầu tư ước tính lên đến 550 triệu USD. Mục tiêu dự án là xây dựng một khách sạn 5 sao với 250 phòng, một khách sạn hạng sang 100 phòng, 226 biệt thự, 85 nhà phố, 114 căn hộ và trung tâm thương mại.
Bên cạnh đó còn phải kể đến một số dự án M&A lớn khác cũng được các NĐT quốc tế có thâm niên tại Việt Nam thực hiện như việc Công ty Sun Wah Vietnam Real Estate Limited (Hồng Kông) đã bỏ ra 200 triệu USD để sở hữu 48% cổ phần của dự án căn hộ tại số 90 - Nguyễn Hữu Cảnh, TP. Hồ Chí Minh.
M&A nội cũng sôi động
Các giao dịch M&A trong nước cũng tạo được sự chú ý trong công chúng. Vào tháng 5 vừa qua, Hoàng Anh Gia Lai đã công bố rút vốn khỏi dự án Đông Nam tại TP. Hồ Chí Minh và chuyển giao cho Công ty Him Lam. Các giao dịch đáng chú ý khác trong phân khúc nhà ở bao gồm việc bán dự án Water Garden của PPI cho Tập đoàn Đất Xanh và việc mua lại 95% số cổ phần của Công ty xây dựng Thanh Hóa ở dự án Sky Park Residence. Và vụ thâu tóm thành công khu đất vàng 36 Phạm Hùng của Tập đoàn FLC với giá trị gần 200 tỉ đồng đã chấm dứt một thương vụ khá ồn ào trong nhiều năm qua tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia BĐS, các hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng mạnh, với quan điểm Việt Nam vẫn là một trong những thị trường tăng trưởng hứa hẹn nhất. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký sớm sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước cũng như gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam. Luật Đất đai mới, có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 cho phép các doanh nghiệp FDI được giao đất cho việc đầu tư vào các dự án nhà ở để bán. Quy định này được kỳ vọng sẽ đảm bảo tính minh bạch và tạo ra cơ hội bình đẳng cho các NĐT trong và ngoài nước, giúp thị trường BĐS Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt các NĐT.
Sự hồi phục và cải thiện tính thanh khoản của thị trường bất động sản là kết quả những nỗ lực của Chính phủ để kích thích thị trường. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư BĐS rất quyết liệt trong việc bán các dự án để giảm bớt gánh nặng tài chính; trong khi đó các doanh nghiệp với nguồn tài chính mạnh lại mong muốn có được những dự án như vậy để tận dụng sự phục hồi của thị trường. Kết quả là một số thương vụ M&A đã diễn ra thành công.
TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc Đầu tư công ty Savills Việt Nam - chia sẻ: “Thị trường sẽ tiếp tục có nhiều thương vụ chuyển nhượng các dự án phát triển nhà ở, bao gồm phân khúc căn hộ, BĐS gắn liền với đất và khu dân cư. Các NĐT cũng rất quan tâm đến các tài sản đang hoạt động với tỉ suất sinh lợi ổn định và rủi ro thấp. Sự quan tâm của các NĐT Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn chiếm phần lớn các hoạt động M&A trong hai năm qua, dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhìn thấy nhu cầu ngày càng tăng từ các NĐT Singapore và Đài Loan ở phân khúc nhà ở và văn phòng. Dự kiến sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động ở hai phân khúc này trong những tháng cuối năm 2014 và trong năm 2015” - ông Khương nhận định.