Cải cách tiền tệ ở Venezuela: Bình ổn hay hỗn loạn?
Doanh nghiệp đóng cửa, ngân hàng phải vật lộn với các giao dịch và mọi người tranh giành để tìm kiếm nhiên liệu… Hoảng loạn và hoài nghi là cách mà người dân và doanh nghiệp Venezuela đang phản ứng với các biện pháp cải cách tiền tệ đầy phiêu lưu của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát sắp chạm mốc 1.000.000% trong năm nay.
Tăng 6.000% lương tối thiểu
Cách đây một năm, một tách cà phê ở Venezuela chỉ có giá khoảng 2.300 bolivar. Hiện tại, giá của nó là 2.000.000 bolivar. Để khắc phục vấn đề, chính quyền Venezuela quyết định xóa 5 số 0 trên đồng bolivar thay vì 3 số 0 như kế hoạch ban đầu.
Cụ thể, từ ngày 20/8, những tờ “bolivar fuerte” (bolivar mạnh) với mệnh giá từ 1.000 đến 100.000 sẽ được thay thế bởi những tờ “bolívar soberano” (bolivar chủ quyền) với mệnh giá từ 2 đến 500.
Venezuela cũng sẽ ban hành đồng tiền mới, với một đồng soberano tương đương 100.000 fuertes. Sau cải cách, một tách cà phê nói trên sẽ chỉ có giá khoảng 20 bolivar.
Bên cạnh đó, Tổng thống Maduro cũng công bố một loạt biện pháp khác được kỳ vọng sẽ vực dậy Venezuela khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, trong đó có việc tăng lương tối thiểu lên 6.000% (gần 35 lần) - tức mức lương tối thiểu mới sẽ tương đương 1.800 bolivar. Đây là lần điều chỉnh lương tối thiểu thứ 5 trong năm qua của Venezuela, tương đương với khoảng 30 USD/tháng, so với 1 USD/tháng trước đó.
Mức lương tối thiểu này sẽ bằng 1/2 giá trị đồng petro - đồng tiền điện tử Chính phủ đưa ra hồi đầu năm, được định giá theo giá dầu với mức 1 petro tương đương 60 USD. Các chuyên gia tiền ảo nói rằng đồng petro không tạo được sự tin tưởng, bởi giới đầu tư thiếu niềm tin vào Chính phủ Venezuela cũng như cách mà nước này quản lý đồng nội tệ hiện nay.
Trong khi đó, Caracas luôn cho rằng Venezuela là nạn nhân của một cuộc chiến tranh kinh tế do phe đối lập và các thế lực bên ngoài, gồm Mỹ, tiến hành. Năm ngoái, Mỹ đã tăng cường trừng phạt kinh tế đối với Venezuela và nhiều quan chức cấp cao nhất của nước này.
Để xoa dịu dư luận và giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối phó với việc chuyển đổi, ông cho biết chính phủ sẽ trả tiền chênh lệch lương công nhân trong 90 ngày. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Venezuela không nói chi tiết và vẫn chưa rõ làm thế nào chính phủ cạn tiền mặt có đủ khả năng xoay xở hoặc liệu có thể trả lương đúng hạn hay không.
Ông Maduro cũng công bố tỷ giá hối đoái duy nhất và neo tỷ giá này vào đồng tiền ảo petro nhưng không cho biết mức khởi điểm. Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm 18.8, ông Maduro nhấn mạnh: “Tôi muốn khôi phục kinh tế đất nước và có cách. Hãy tin tôi!”. Ông Maduro cho rằng đất nước cần thể hiện “kỷ luật tài chính” và dừng tình trạng in tiền quá mức diễn ra thường xuyên những năm gần đây.
Hỗn loạn chồng chất
Tuy nhiên, sự hỗn loạn có thể nhìn thấy rõ trong các cửa hàng. Các chuyên gia cảnh báo, thay vì bảo vệ nền kinh tế, chúng có nguy cơ phá hủy những gì còn lại của một quốc gia từng giàu có vừa bị sa thải trong siêu lạm phát. Theo số liệu từ Quốc hội do phe đối lập kiểm soát của Venezuela đưa ra, tốc độ lạm phát hàng năm ở nước này đã vượt ngưỡng 46.000%.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cho rằng lạm phát tại Venezuela năm nay sẽ đạt 1.000.000%, đưa nước này vào nhóm những quốc gia có mức lạm phát “khủng” nhất mọi thời đại, tương tự như Zimbabwe những năm 2000 và Đức thập niên 1920. Tuy nhiên, con số này có nguy cơ tăng cao hơn nữa sau cải cách.
Người dân Venezuela từ hôm 17/8 đã đổ xô đi mua sắm trước khi đồng bolivar bước vào thời kỳ mới. Họ xếp hàng dài trước các cửa hàng thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt thiết yếu với hy vọng sẽ mua được đồ dự trữ trước khi thông báo đổi tiền có hiệu lực.
“Tôi đến để mua rau nhưng phải ra về vì không thể xếp hàng chờ lâu. Mọi người đều đang phát hoảng” - cô Alicia Ramirez ở thành phố Maracaibo bày tỏ.
Trong khi đó việc tăng lương tối thiểu đang khiến một loạt doanh nghiệp hoặc chủ cửa tiệm phải đóng cửa. Marcos Vizcaino, 56 tuổi, cho biết đã đóng cửa tiệm bán tự động mà cha anh mở từ năm 1965 vì anh không đủ khả năng tăng lương.
“Tôi không thể chịu đựng được nữa, tôi từ bỏ”. Vizcaino nói thêm rằng doanh nghiệp này đã mất tiền. “Tôi cảm thấy xấu cho nhân viên của tôi, nhưng tôi không thể tiếp tục chảy máu như thế này”.
Ngoài các biện pháp cải cách tiền tệ, ông Maduro cũng cho biết sẽ cắt giảm trợ cấp xăng để giảm buôn lậu nhiên liệu của Venezuela sang các nước láng giềng, gây lãng phí hàng tỷ USD của Chính phủ mỗi năm. Tuy nhiên, ông cũng không thông báo thời điểm áp dụng khiến người dân cũng đổ xô tới các trạm xăng.
Caracas cabdriver Daniel Perez, 43 tuổi, hôm 19.8 vội vã đi mua xăng nhưng các trạm xăng không chấp nhận hóa đơn bằng đồng bolivar hiện tại.
“Chúng tôi đã xếp hàng từ sáng sớm, và chúng tôi vẫn chưa đổ đầy một thùng xăng”, Perez nói. “Với thảm họa kinh tế này, bạn không bao giờ biết sẽ tốn bao nhiêu tiền để đổ đầy bình tăng vào lần tới”.
Trong khi đó, lợi dụng sự hoang mang và bất mãn của người dân, phe đối lập Venezuela đã kêu gọi tiến hành các cuộc biểu tình và đình công trên toàn quốc vào ngày 21/8. Căng thẳng về kinh tế và sự bất mãn về cơm ăn áo mặc của người dân rất có thể sẽ bùng phát thành một cơn thịnh nộ chính trị.