PGS., TS. Lê Xuân Trường:
Cần có khung pháp lý riêng để quản lý hoạt động kinh doanh qua mạng
Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội cùng với đó là gia tăng số lượng các chủ tài khoản cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh online đang khiến cho quy mô và thị trường bán lẻ thay đổi.
Tuy nhiên cùng với đó cũng đặt ra cho các nhà quản lý những phương thức quản lý mới cho phù hợp. Hiện nay khung pháp lý quản lý hoạt động kinh doanh này như thế nào, đã phù hợp hay cần thay đổi. Cuộc trao đổi với PGS., TS. Lê Xuân Trường, Trưởng Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính sẽ giúp quý vị có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này
Phóng viên: Trước hết xin cảm ơn ông đã tham gia chương trình. Thưa ông, kinh doanh qua mạng phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây, thưa ông đâu là những yếu tố khiến cho hoạt động thương mại này phát triển như vậy?
PGS., TS. Lê Xuân Trường: Chúng ta đang bắt đầu bước vào thời đại cách mạng 4.0, trong đó thì nó là một xu thế tích hợp tất cả các công nghệ hiện đại mà công nghệ thông tin có vai trò dẫn dắt. Và như vậy công nghệ thông tin cùng với mạng internet đã làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của thế giới. Thì hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong bối cảnh như vậy chắc chắn tới đây sẽ phát triển mạnh mẽ.
Mỗi phương thức kinh doanh nó đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định của nó. Nhưng mà đặt trong bối cảnh, điều kiện thuận lợi cho nó phát triển cũng như là các ưu điểm của nó so với thương mại truyền thống thì chắc chắn tới đây thương mại điện tử sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Vì thực chất ra người kinh doanh, bao giờ người ta cũng nhìn thấy cái phương thức nào để làm sao để người ta có thể kiếm được lợi nhuận cao nhất. Và nếu như ở đâu mà có thể làm được việc đó thì họ sẵn sàng làm. Và cái việc của nhà nước chỉ là tạo điều kiện thuận lợi và quản lý cho cái thương mại công bằng trong một cái trật tự xã hội để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích của nhóm yếu thế.
Vâng phát triển kinh doanh qua mạng là một xu thế tất yếu trong bối cảnh phát triển hiện nay. Vậy chúng ta đã có một khung pháp lý nào để quản lý được loại hình kinh doanh này thưa ông?
Tôi cho rằng thì về cơ bản với các chức năng nhiệm vụ của mình thì các cơ quan có liên quan thì đều đã phải thực hiện hoạt động quản lý. Tuy nhiên ở đây thì tức là các cái chức năng đấy đã được quy định trong cái chức năng nhiệm vụ của các bộ cơ quan ban ngành và các chính quyền địa phương. Tuy nhiên cái vấn để còn trống ở đây là cái quy chế phối hợp giữa các cơ quan này nó vẫn còn chưa đầy đủ và chưa đồng bộ.
Thậm chí có những chỗ là chúng ta chưa có quy chế phối hợp cho nên cái cách thức phối hợp để làm sao mà quản lý tốt. Thật ra tôi cho rằng hoạt động kinh doanh qua mạng có 2 vấn đề cơ bản thôi. Thứ nhất là mình thiết lập được cái hành lang pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ trong đó để đảm bảo cái hoạt động ấy không làm phương hại đến lợi ích của người khác, đảm bảo lợi ích của những người có liên quan, nó không vi phạm đến trật tự an toàn xã hội. Khi mà tất cả tất cả các đối tượng tham gia vào đấy thì các mối quan hệ phải được điều chỉnh. Và thứ hai nữa, các đối tượng mà kinh doanh như vậy, kể cả kinh doanh thương mại điện tử thì cũng cần phải được quản lý để mà thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Vậy kinh nghiệm các nước trong việc quản lý hoạt động kinh doanh này như thế nào thưa ông?
Vấn đề thứ nhất phải thiết lập một hành lang pháp lý rõ ràng đầy đủ, minh bạch và như vậy đầu tiên là từ luật và tùy theo cái thể chế pháp lý các nước mà người ta có luật đầy đủ luôn không cần văn bản hướng dẫn luật nữa. Tức là cái hành lang pháp lý nó phải bao quát điều chỉnh được hết tất cả các mối quan hệ liên quan trong lĩnh vực thương mại điện tử . Và thứ hai là hành lang pháp lý nó phải có chế tài đủ mạnh để xử lý các hành vi vi phạm. Thứ ba là tổ chức thực hiện cái văn bản pháp luật ấy một cách kiên quyết, nghiêm minh, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Xin cảm ơn Ông!