Cân đối giữa hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ
(Tài chính) Vay nợ công là hình thức huy động vốn quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tình trạng nợ công tăng nhanh những năm gần đây, trong khi hiệu quả đầu tư chưa cao, dàn trải, tốc độ tăng trưởng GDP và nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) tăng chưa tương ứng đã và đang tạo ra áp lực rất lớn lên ngân sách về nghĩa vụ trả nợ.
7 năm Việt Nam đã vay nợ công 1.650.682 tỷ đồng
Theo nội dung đề án “Tổng kết vay - trả nợ công giai đoạn 2006-2012 và kế hoạch vay - trả nợ công giai đoạn 2013 - 2020” của Cục Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính, năm 2006 tổng số vốn vay nợ của Chính phủ, vay nợ của chính quyền địa phương và bảo lãnh chính phủ đạt 91.757 tỷ đồng, bằng 22,7% tổng đầu tư toàn xã hội. Con số đó liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2012, tổng huy động từ 3 nguồn đã lên tới 406.758 tỷ đồng, tương đương 41,7% tổng đầu tư toàn xã hội. Lũy kế trong vòng 7 năm từ 2006-2012, Chính phủ đã huy động vốn vay công lên tới 1.650.682 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, phần lớn các khoản vay có kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi như vay ODA, vay của WB thường có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, lãi suất vay 0,75%/năm; vay Ngân hàng Phát triển châu á thời hạn 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất 1%/năm; vay của Nhật Bản thời hạn 30 năm, ân hạn 10 năm và lãi suất từ 1-2%/năm. Nhưng bắt đầu từ tháng 7/2011 đến nay, Việt Nam đã phải sử dụng nhiều khoản vay theo điều kiện áp dụng cho nhóm nước trung bình với thời hạn vay ngắn hơn, lãi suất cao hơn.
Trong thời gian qua, phần lớn các khoản vay có kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi như vay ODA, vay của WB thường có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, lãi suất vay 0,75%/năm; vay Ngân hàng Phát triển châu á thời hạn 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất 1%/năm; vay của Nhật Bản thời hạn 30 năm, ân hạn 10 năm và lãi suất từ 1-2%/năm. Nhưng bắt đầu từ tháng 7/2011 đến nay, Việt Nam đã phải sử dụng nhiều khoản vay theo điều kiện áp dụng cho nhóm nước trung bình với thời hạn vay ngắn hơn, lãi suất cao hơn.
Nhận định về kết quả huy động và sử dụng vốn vay nợ công trong thời gian qua, Phó cục trưởng Cục Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính, ông Hoàng Hải cho rằng, việc huy động được khối lượng lớn nguồn vốn vay đã bổ sung cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Đặc biệt, các nguồn vốn vay đã đầu tư hỗ trợ rất nhiều cho các lĩnh vực như hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng bền vững, nhất là các tỉnh nghèo, có nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn vốn vay, bảo lãnh vay đã có đóng góp thiết thực đối với sự phát triển của nhiều doanh nghiệp (DN), tổ chức tín dụng, các định chế tài chính, chính sách của Nhà nước; thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu.
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng việc huy động, phân bổ và sử dụng vốn vay nợ công của Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều bất cập. Theo đó, việc phân bổ vốn vay còn dàn trải, nhiều dự án sử dụng vốn vay có thời gian thi công kéo dài, chậm đưa vào sử dụng, làm cho hiệu quả đầu tư chưa cao, thậm chí lãng phí, thất thoát.
Mặt khác, cơ chế phân bổ và cấp phát NSNN từ các nguồn vốn vay nước ngoài như trái phiếu Chính phủ đã và đang làm cho nhiều bộ, ngành, địa phương và đơn vị sử dụng vốn vay có tư tưởng dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nước mà phê duyệt quá nhiều dự án; các dự án lại chưa tính toán đầy đủ các yếu tố chi phí hoặc thường xuyên điều chỉnh quy mô, công suất thiết kế, làm phát sinh, tăng khối lượng, tăng chi phí đầu tư, gây thêm gánh nặng về nghĩa vụ trả nợ cho ngân sách. Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay chưa sát sao, thiếu chế tài xử lý vi phạm; công tác huy động vốn chưa xét đến khả năng cung - cầu vốn, dẫn đến ảnh hưởng tới kế hoạch cân đối vốn.
Điển hình như tình trạng đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với mục tiêu ban đầu chỉ sử dụng để xây dựng một số công trình giao thông, thủy lợi quan trọng của đất nước giai đoạn 2003 -2010 với tổng vốn là 63.064 tỷ đồng, nhưng trong quá trình triển khai đã mở rộng mục tiêu đầu tư sang các lĩnh vực như y tế, giáo dục, kiên cố hóa kênh mương, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên, ký túc xá sinh viên, khiến tăng tổng mức đầu tư, làm gia tăng nợ công và gây rủi ro lớn đối với nghĩa vụ trả nợ của NSNN.
Mặt khác, cơ chế phân bổ và cấp phát NSNN từ các nguồn vốn vay nước ngoài như trái phiếu Chính phủ đã và đang làm cho nhiều bộ, ngành, địa phương và đơn vị sử dụng vốn vay có tư tưởng dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nước mà phê duyệt quá nhiều dự án; các dự án lại chưa tính toán đầy đủ các yếu tố chi phí hoặc thường xuyên điều chỉnh quy mô, công suất thiết kế, làm phát sinh, tăng khối lượng, tăng chi phí đầu tư, gây thêm gánh nặng về nghĩa vụ trả nợ cho ngân sách. Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay chưa sát sao, thiếu chế tài xử lý vi phạm; công tác huy động vốn chưa xét đến khả năng cung - cầu vốn, dẫn đến ảnh hưởng tới kế hoạch cân đối vốn.
Điển hình như tình trạng đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với mục tiêu ban đầu chỉ sử dụng để xây dựng một số công trình giao thông, thủy lợi quan trọng của đất nước giai đoạn 2003 -2010 với tổng vốn là 63.064 tỷ đồng, nhưng trong quá trình triển khai đã mở rộng mục tiêu đầu tư sang các lĩnh vực như y tế, giáo dục, kiên cố hóa kênh mương, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên, ký túc xá sinh viên, khiến tăng tổng mức đầu tư, làm gia tăng nợ công và gây rủi ro lớn đối với nghĩa vụ trả nợ của NSNN.
Công khai, minh bạch các khoản nợ
Đề án vay - trả nợ công giai đoạn 2013-2020 đang được Cục Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính triển khai xác định rõ, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6-7%/năm trong những năm tới, thì đến năm 2015 tổng mức nợ công của Chính phủ, Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương sẽ ở mức không quá 65% GDP (hiện đang ở mức 55,6% GDP). Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu NSNN hàng năm ở mức không quá 25%. Trên cơ sở đó, dự kiến mức huy động và sử dụng vốn vay của chính phủ giai đoạn 2013-2020 sẽ liên tục tăng nhanh từ mức huy động khoảng 297.000 tỷ đồng năm 2013 lên 437.000 tỷ đồng năm 2017 và đến năm 2020 con số đó lên tới 563.000 tỷ đồng.
Muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, tăng GDP hàng năm, đòi hỏi phải có vốn, trong đó nguồn vay nợ là kênh quan trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, Việt Nam cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về quản lý. Theo đó, trước hết cần hoàn thiện chính sách quản lý nợ công, công khai, minh bạch các khoản nợ để giám sát, quản lý nguồn nợ và nguồn trả nợ phù hợp trong từng giai đoạn.
Mặt khác, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, khắc phục tình trạng dàn trải cả trong huy động và sử dụng, nhất là các khâu lựa chọn, thẩm định và phê duyệt dự án; rà soát lại các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm, làm căn cứ cho nhu cầu huy động vốn; đảm bảo các dự án sử dụng nguồn vốn vay phải được tín toán chặt chẽ về hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ.
Mặt khác, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, khắc phục tình trạng dàn trải cả trong huy động và sử dụng, nhất là các khâu lựa chọn, thẩm định và phê duyệt dự án; rà soát lại các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm, làm căn cứ cho nhu cầu huy động vốn; đảm bảo các dự án sử dụng nguồn vốn vay phải được tín toán chặt chẽ về hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ.
Đặc biệt, cần hạn chế việc Chính phủ đứng ra vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay vốn cho các DN. Đi liền với đó, Nhà nước cũng cần kiểm soát chặt chẽ việc cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ, chỉ nên cấp bảo lãnh cho những dự án cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia quan trọng.
Đồng thời, cần nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay về cho vay lại, đảm bảo sự chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước với DN và với chính quyền địa phương, tránh tình trạng DN, chính quyền địa phương cứ vay, rồi ỷ lại vào Nhà nước, dẫn tới áp lực cho nghĩa vụ trả nợ của NSNN, đặc biệt sẽ nguy hiểm hơn nếu Chính phủ không kiểm soát hết được các khoản vay nợ và nghĩa vụ trả nợ quá lớn trong khi nguồn thu NSNN không đáp ứng được, khi đó tất yếu sẽ có một cuộc khủng hoảng nợ công đi theo “vết xe đổ” của nhiều quốc gia châu Âu đang hiện hữu.
Đồng thời, cần nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay về cho vay lại, đảm bảo sự chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước với DN và với chính quyền địa phương, tránh tình trạng DN, chính quyền địa phương cứ vay, rồi ỷ lại vào Nhà nước, dẫn tới áp lực cho nghĩa vụ trả nợ của NSNN, đặc biệt sẽ nguy hiểm hơn nếu Chính phủ không kiểm soát hết được các khoản vay nợ và nghĩa vụ trả nợ quá lớn trong khi nguồn thu NSNN không đáp ứng được, khi đó tất yếu sẽ có một cuộc khủng hoảng nợ công đi theo “vết xe đổ” của nhiều quốc gia châu Âu đang hiện hữu.