Chính phủ chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
(Tài chính) Báo cáo kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho thấy các địa phương, người nông dân mong muốn tiếp tục thực hiện hoặc mở rộng Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng cho rằng chưa nên kết thúc thí điểm ngay Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp khi Bộ Tài chính chưa đề xuất hướng sắp tới như thế nào.
Bộ Tài chính được phân công chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu đề xuất định hướng sắp tới. Trong khi đề xuất chính sách mới, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất các biện pháp để tiếp tục triển khai bảo hiểm nông nghiệp, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp và các địa phương.
Sau 3 năm kể từ khi ban hành Quyết định 315/QĐ-TTg, việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đã đạt được những kết quả thiết thực và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân bởi lợi ích to lớn mà nó đem lại.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, sau 3 năm triển khai, đến nay đã có 20 tỉnh, thành phố thuộc địa bàn tham gia triển khai thí điểm BHNN. Theo đó, 304.017 hộ nông dân/tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia BHNN, trong đó có 233.361 hộ nghèo (chiếm 76,8% tổng số hộ tham gia bảo hiểm), 45.944 hộ cận nghèo (chiếm 15,1%), 24.711 hộ thường (chiếm 8,1%), 1 tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Tổng giá trị được bảo hiểm của cả chương trình thí điểm đạt được 7.747,9 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị bảo hiểm cây lúa là 2.151 tỷ đồng, tổng giá trị bảo hiểm vật nuôi là 2.713,2 tỷ đồng, tổng giá trị bảo hiểm thủy sản là 2.883,7 tỷ đồng.
Tổng doanh thu phí BHNN sau 3 năm triển khai thí điểm BHNN là 394.000 triệu đồng, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm thủy sản là 218.175 triệu đồng (chiếm 55,4% tổng doanh thu); doanh thu phí bảo hiểm cây lúa là 91.919 triệu đồng (chiếm 23,3% tổng doanh thu); doanh thu phí bảo hiểm vật nuôi là 83.906 triệu đồng (chiếm 21,3% tổng doanh thu).
Ngoài ra, tổng số tiền đã giải quyết bồi thường bảo hiểm đến thời điểm 20/6/2014 là 701,8 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm là 178,1%; trong đó, chủ yếu bồi thường bảo hiểm thủy sản với tổng số tiền đã bồi thường bảo hiểm là 669,5 tỷ đồng (tỷ lệ bồi thường là 306%); tiếp đó là bồi thường bảo hiểm cây lúa với tổng số tiền thực bồi thường là 19 tỷ đồng (tỷ lệ bồi thường 20,6%); bồi thường bảo hiểm vật nuôi là 13,3 tỷ đồng (tỷ lệ bồi thường là 15,9%).
Tổng giá trị được bảo hiểm của cả chương trình thí điểm đạt được 7.747,9 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị bảo hiểm cây lúa là 2.151 tỷ đồng, tổng giá trị bảo hiểm vật nuôi là 2.713,2 tỷ đồng, tổng giá trị bảo hiểm thủy sản là 2.883,7 tỷ đồng.
Tổng doanh thu phí BHNN sau 3 năm triển khai thí điểm BHNN là 394.000 triệu đồng, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm thủy sản là 218.175 triệu đồng (chiếm 55,4% tổng doanh thu); doanh thu phí bảo hiểm cây lúa là 91.919 triệu đồng (chiếm 23,3% tổng doanh thu); doanh thu phí bảo hiểm vật nuôi là 83.906 triệu đồng (chiếm 21,3% tổng doanh thu).
Ngoài ra, tổng số tiền đã giải quyết bồi thường bảo hiểm đến thời điểm 20/6/2014 là 701,8 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm là 178,1%; trong đó, chủ yếu bồi thường bảo hiểm thủy sản với tổng số tiền đã bồi thường bảo hiểm là 669,5 tỷ đồng (tỷ lệ bồi thường là 306%); tiếp đó là bồi thường bảo hiểm cây lúa với tổng số tiền thực bồi thường là 19 tỷ đồng (tỷ lệ bồi thường 20,6%); bồi thường bảo hiểm vật nuôi là 13,3 tỷ đồng (tỷ lệ bồi thường là 15,9%).
Qua những số liệu trên, có thể thấy chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc triển khai BHNN là hết sức đúng đắn, đây là chính sách nhằm ổn định sản xuất và đời sống của người dân, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Các địa phương được lựa chọn làm thí điểm, các địa bàn huyện xã làm thí điểm với các sản phẩm cây lúa, chăn nuôi, thuỷ sản là những mặt hàng sản xuất nông nghiệp quan trọng của địa phương phù hợp với điều kiện, đặc thù sản xuất nông nghiệp, phân bố dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
Ngoài ra, thông qua thí điểm BHNN đã tạo cho người sản xuất nông nghiệp ý thức và thói quen tuân thủ quy trình sản xuất, canh tác, nuôi thủy sản. Đây là mục tiêu cơ bản mà ngành nông nghiệp mong muốn đạt được để tiến tới sản xuất hàng hóa toàn diện.
Ngoài ra, thông qua thí điểm BHNN đã tạo cho người sản xuất nông nghiệp ý thức và thói quen tuân thủ quy trình sản xuất, canh tác, nuôi thủy sản. Đây là mục tiêu cơ bản mà ngành nông nghiệp mong muốn đạt được để tiến tới sản xuất hàng hóa toàn diện.