Chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm: Niềm tin của người tiêu dùng
Nhiều địa phương trong cả nước đang dự kiến nhân rộng mô hình “Chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) tại chợ cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với cơ quan chức năng hướng dẫn nhiều địa phương triển khai mô hình “Chợ thí điểm bảo đảm ATTP”. Tuy mới thực hiện bước đầu, nhưng việc xây dựng mô hình đã làm cho người tiêu dùng yên tâm và tin tưởng khi mua hàng, lượng khách mua hàng tại chợ có mô hình cũng đông hơn, tăng thu nhập cho các hộ kinh doanh.
Tiếp nối những thành công ban đầu, năm 2017, Cục ATTP (Bộ Y tế) tiếp tục phối hợp với Sở Công Thương 4 tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Hà Nam, Bắc Kạn triển khai xây dựng mô hình “Chợ thí điểm bảo đảm ATTP”. Các tỉnh được hỗ trợ triển khai với hai nội dung chủ yếu: Nghiên cứu xây dựng đề án mô hình chợ bảo đảm ATTP và Triển khai mô hình trên thực tiễn.
Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh, đã triển khai mô hình tại chợ Hóc Môn và Bến Thành ở các ngành hàng thực phẩm (thịt heo, rau, củ, quả, trứng gia cầm); Ninh Thuận triển khai thực tiễn tại chợ Cà Ná (khu rau, thịt, thủy - hải sản, bún, bánh); Hà Nam triển khai mô hình tại chợ Đồng Văn (khu thịt, rau, củ, quả, thực phẩm chín); Bắc Kạn triển khai tại chợ Đức Xuân (khu thịt, rau, củ, quả, thực phẩm chín).
Theo Cục ATTP, đến nay, các tỉnh này đã triển khai mô hình trên thực tiễn và đi vào hoạt động. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, làm rõ sự cần thiết và quan trọng của việc bảo đảm ATTP tại chợ và lợi ích của việc xây dựng mô hình, đã tạo được sự đồng thuận và đồng tình ủng hộ của đông đảo hộ kinh doanh trong chợ. Các quầy, bàn của hộ kinh doanh được cải tạo hoặc xây mới theo quy cách thống nhất, phù hợp với từng ngành hàng, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm ATTP mà còn góp phần nâng cao văn minh thương mại.
Ví dụ điển hình tại TP. Hồ Chí Minh, sau khi chợ Bến Thành và chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn được chọn thí điểm, trung bình có trên 10.000 lượt khách đến tham quan và mua sắm mỗi ngày. Với mô hình chợ bảo đảm đáp ứng rất nhiều tiêu chí như: Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm kinh doanh; Chứng từ đầu vào hoặc sổ sách ghi chép tình hình xuất, nhập hàng ngày; Công tác lưu trữ, ghi chép phải thực hiện đúng quy định.
Thực phẩm kinh doanh phải có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, phiếu xét nghiệm định kỳ sản phẩm theo quy định hiện hành. Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh các ngành hàng thực phẩm cung ứng cho chợ phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc bản cam kết chấp hành các quy định đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định từng ngành… khiến người tiêu dùng rất yên tâm.
Đến nay, ngoài việc thí điểm mô hình chợ bảo đảm ATTP tại chợ Bến Thành và chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo tại 2 chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền, 23 chợ lẻ và hầu hết các hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn.
Dự kiến, tại nhiều địa phương, khi mô hình chợ bảo đảm ATTP thí điểm thành công, sẽ nhân rộng ra tất cả các chợ trên địa bàn. Một số tỉnh trong quá trình triển khai xây dựng mô hình đã có sự kết nối giữa các hợp tác xã cung cấp rau, thực phẩm an toàn với chợ tham gia dự