Chống thất thu từ kiểm tra sau thông quan
(Tài chính) Xác định việc kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là một trong những hoạt động giúp hải quan đánh giá chính xác việc tuân thủ, chấp hành pháp luật của doanh nghiệp (DN) tham gia hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) nên năm 2014, ngành hải quan tiếp tục đẩy mạnh công tác này.
Tạo công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan đánh giá, năm 2013, công tác KTSTQ là một trong mười điểm sáng nổi bật của ngành. Nếu áp dụng nghiệp vụ quản lý rủi ro và khai báo hải quan điện tử góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi và rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa cho các DN thì KTSTQ lại có chức năng quan trọng trong chống gian lận thương mại và tình trạng trốn lậu thuế một cách uyển chuyển, không tạo ra ách tắc cho hoạt động XNK. Qua KTSTQ, cơ quan hải quan có thêm thông tin để xác định mức độ tuân thủ pháp luật của DN.
Theo số liệu của Cục KTSTQ, năm 2013, toàn ngành đã thực hiện kiểm tra 2.327 cuộc kiểm tra, ra quyết định ấn định và truy thu đạt 1.613,65 tỷ đồng, bằng 118% so với năm 2012; Thu nộp ngân sách 1.363,82 tỷ đồng (bằng 155% so với năm 2012), vượt 19% chỉ tiêu được giao. Tại Cục Hải quan Hà Nội, tính đến tháng cuối năm 2013, qua việc KTSTQ đối với 195 DN, cơ quan này đã truy thu được 194 tỷ đồng, tăng 14% so với chỉ tiêu của Cục Hải quan Hà Nội giao và gấp 6,8 lần so với số thu cùng kỳ năm trước…
Đặc biệt, năm vừa qua đã triển khai nhiều chuyên đề đối với các loại hình: Mặt hàng trọng điểm (chuyên đề kiểm tra các đầu mối kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng, dầu, khoáng sản…); các lĩnh vực, mặt hàng có rủi ro cao (thiết bị điện tử, điện lạnh, trị giá hàng hiệu như Gucci, Milano, mã số, thuế suất mặt hàng linh kiện ô tô, xe máy, linh kiện điện tử...).
Qua kiểm tra, Cục đã phát hiện một số dấu hiệu, thủ đoạn gian lận, trốn thuế điển hình như gian lận trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng của các DN kinh doanh XNK, gian lận trong hoạt động kinh doanh từ nội địa vào các khu kinh tế thương mại...
Tiếp tục nâng về chất
Chủ trương tăng cường công tác KTSTQ đã được Chính phủ đặt ra trong Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020. Vấn đề đẩy mạnh "hậu kiểm" trong lĩnh vực hải quan cũng nhận được sự đồng tình của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khi triển khai nhiệm vụ năm 2014 của Tổng cục Hải quan.
Tuy nhiên, theo ý kiến từ một số cục hải quan, hiện hoạt động KTSTQ vẫn còn gặp khó khăn do chế tài xử phạt chưa đủ mạnh. Hiện, chưa có chế tài bắt buộc đối với trường hợp cơ quan hải quan mời DN đến làm việc nhưng không đến, hoặc khi kiểm tra ấn định thuế mà DN không chấp hành…
Quy chế phối hợp với các ngành thuế, ngân hàng về cung cấp thông tin, dữ liệu nhằm phục vụ công tác KTSTQ vẫn thiếu khiến cho công tác này của hải quan gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp để thông tin được đầy đủ hơn tới các đối tượng để họ tự nguyện chấp hành bởi bên cạnh mục tiêu chống thất thu thuế thì các vấn đề khác như nâng cao tính tuân thủ pháp luật của DN cũng cần được xem như là một trong những chỉ tiêu quan trọng.
Trong khi đó, phía DN cho rằng việc KTSTQ là cần thiết có thể phát hiện được việc thông quan trước kia không đúng, dẫn đến thất thu, bỏ sót, buôn lậu... Tuy nhiên, các thủ tục hải quan với KTSTQ hiện nay rất phức tạp và cần phải quy trách nhiệm rõ ràng khi có vấn đề xảy ra, không chỉ của riêng người khai hải quan mà cả trách nhiệm của cán bộ công chức hải quan.
Hiện, ngành hải quan đang đẩy mạnh việc KTSTQ những DN có dấu hiệu vi phạm, thủ đoạn gian lận, trốn thuế gây thất thu ngân sách Nhà nước nhằm trả lại môi trường kinh doanh công bằng cho các DN hoạt động chân chính, kịp thời phối hợp với các đơn vị để sửa đổi các quy định, chính sách thuận lợi cho cả DN lẫn hải quan… Để tránh gây phiền hà cho DN, cơ quan hải quan cũng đẩy nhanh tiến độ các cuộc KTSTQ, khẩn trương xử lý kết luận các cuộc kiểm tra ở giai đoạn hoàn thành, nhanh chóng củng cố hồ sơ, căn cứ pháp lý để xử lý kịp thời các DN chưa tuân thủ tốt.
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan đánh giá, năm 2013, công tác KTSTQ là một trong mười điểm sáng nổi bật của ngành. Nếu áp dụng nghiệp vụ quản lý rủi ro và khai báo hải quan điện tử góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi và rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa cho các DN thì KTSTQ lại có chức năng quan trọng trong chống gian lận thương mại và tình trạng trốn lậu thuế một cách uyển chuyển, không tạo ra ách tắc cho hoạt động XNK. Qua KTSTQ, cơ quan hải quan có thêm thông tin để xác định mức độ tuân thủ pháp luật của DN.
Theo số liệu của Cục KTSTQ, năm 2013, toàn ngành đã thực hiện kiểm tra 2.327 cuộc kiểm tra, ra quyết định ấn định và truy thu đạt 1.613,65 tỷ đồng, bằng 118% so với năm 2012; Thu nộp ngân sách 1.363,82 tỷ đồng (bằng 155% so với năm 2012), vượt 19% chỉ tiêu được giao. Tại Cục Hải quan Hà Nội, tính đến tháng cuối năm 2013, qua việc KTSTQ đối với 195 DN, cơ quan này đã truy thu được 194 tỷ đồng, tăng 14% so với chỉ tiêu của Cục Hải quan Hà Nội giao và gấp 6,8 lần so với số thu cùng kỳ năm trước…
Đặc biệt, năm vừa qua đã triển khai nhiều chuyên đề đối với các loại hình: Mặt hàng trọng điểm (chuyên đề kiểm tra các đầu mối kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng, dầu, khoáng sản…); các lĩnh vực, mặt hàng có rủi ro cao (thiết bị điện tử, điện lạnh, trị giá hàng hiệu như Gucci, Milano, mã số, thuế suất mặt hàng linh kiện ô tô, xe máy, linh kiện điện tử...).
Qua kiểm tra, Cục đã phát hiện một số dấu hiệu, thủ đoạn gian lận, trốn thuế điển hình như gian lận trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng của các DN kinh doanh XNK, gian lận trong hoạt động kinh doanh từ nội địa vào các khu kinh tế thương mại...
Tiếp tục nâng về chất
Chủ trương tăng cường công tác KTSTQ đã được Chính phủ đặt ra trong Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020. Vấn đề đẩy mạnh "hậu kiểm" trong lĩnh vực hải quan cũng nhận được sự đồng tình của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khi triển khai nhiệm vụ năm 2014 của Tổng cục Hải quan.
Tuy nhiên, theo ý kiến từ một số cục hải quan, hiện hoạt động KTSTQ vẫn còn gặp khó khăn do chế tài xử phạt chưa đủ mạnh. Hiện, chưa có chế tài bắt buộc đối với trường hợp cơ quan hải quan mời DN đến làm việc nhưng không đến, hoặc khi kiểm tra ấn định thuế mà DN không chấp hành…
Quy chế phối hợp với các ngành thuế, ngân hàng về cung cấp thông tin, dữ liệu nhằm phục vụ công tác KTSTQ vẫn thiếu khiến cho công tác này của hải quan gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp để thông tin được đầy đủ hơn tới các đối tượng để họ tự nguyện chấp hành bởi bên cạnh mục tiêu chống thất thu thuế thì các vấn đề khác như nâng cao tính tuân thủ pháp luật của DN cũng cần được xem như là một trong những chỉ tiêu quan trọng.
Trong khi đó, phía DN cho rằng việc KTSTQ là cần thiết có thể phát hiện được việc thông quan trước kia không đúng, dẫn đến thất thu, bỏ sót, buôn lậu... Tuy nhiên, các thủ tục hải quan với KTSTQ hiện nay rất phức tạp và cần phải quy trách nhiệm rõ ràng khi có vấn đề xảy ra, không chỉ của riêng người khai hải quan mà cả trách nhiệm của cán bộ công chức hải quan.
Hiện, ngành hải quan đang đẩy mạnh việc KTSTQ những DN có dấu hiệu vi phạm, thủ đoạn gian lận, trốn thuế gây thất thu ngân sách Nhà nước nhằm trả lại môi trường kinh doanh công bằng cho các DN hoạt động chân chính, kịp thời phối hợp với các đơn vị để sửa đổi các quy định, chính sách thuận lợi cho cả DN lẫn hải quan… Để tránh gây phiền hà cho DN, cơ quan hải quan cũng đẩy nhanh tiến độ các cuộc KTSTQ, khẩn trương xử lý kết luận các cuộc kiểm tra ở giai đoạn hoàn thành, nhanh chóng củng cố hồ sơ, căn cứ pháp lý để xử lý kịp thời các DN chưa tuân thủ tốt.
Theo quy định tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/11/2013, với trường hợp KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan, thời gian kiểm tra tối đa là 2 ngày làm việc. Trường hợp tiếp tục kiểm tra tại trụ sở DN, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở DN trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan.