Củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán
Nhìn lại chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển ngành Chứng khoán (TTCK) Việt Nam với nhiều khó khăn thách thức, có thể nhận thấy kết quả đạt được ngày hôm nay đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ trong Ngành, các thành viên thị trường, trong đó có các công ty đại chúng (CTĐC). Số lượng CTĐC tính đến ngày 15/12/2016 là 1.829 công ty, trong đó có 319 công ty niêm yết (CTNY) trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), 374 CTNY trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), 391 công ty đăng ký giao dịch (ĐKGD) trên hệ thống giao dịch chứng khoán của các CTĐC chưa niêm yết (UPCoM) và 745 công ty chưa niêm yết/ ĐKGD.
Thành lập Vụ Giám sát CTĐC – đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát TTCK trong giai đoạn phát triển mới
Để TTCK tiếp tục có những bước phát triển bền vững, trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế thì việc gây dựng niềm tin của nhà đầu tư là vô cùng quan trọng. Niềm tin của nhà đầu tư có được từ chính việc giữ “chữ tín” của tổ chức phát hành, CTNY/ĐKGD và các thành viên tham gia thị trường.
Điều đó đòi hỏi các công ty phải thực hiện công khai, minh bạch thông tin, sử dụng vốn góp của nhà đầu tư một cách có hiệu quả, tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ cam kết với cổ đông.
Bên cạnh đó, để có được niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp phải áp dụng các thông lệ quản trị công ty (QTCT) tốt nhất nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho các cổ đông, đồng thời áp dụng một hệ thống kế toán, kiểm toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Ngoài ra, niềm tin của nhà đầu tư cũng đòi hỏi sự quản lý, giám sát hiệu quả của cơ quan quản lý TTCK, đó là xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, có cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp và triển khai hoạt động quản lý, giám sát tốt để vận hành thị trường hoạt động ngày càng hiệu quả.
Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát TTCK trong giai đoạn phát triển mới và thực hiện kế hoạch nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, trong thời gian qua, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã rất quan tâm, chú trọng đến công tác quản lý, giám sát CTĐC.
Trong năm 2015, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 48/2015/QĐ-TTg ngày 08/10/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính, trong đó đã thành lập mới Vụ Giám sát CTĐC với nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 538/QĐ-BTC ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau:
- Tham mưu cho Chủ tịch UBCKNN các vấn đề liên quan đến việc giám sát hoạt động CTĐC và QTCT; chủ trì/ tham gia phối hợp với các đơn vị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, giải pháp, đề án liên quan đến nâng cao chất lượng hoạt động, tính minh bạch và QTCT của CTĐC; văn bản hướng dẫn chuyên môn, các quy định, tiêu chuẩn, quy trình nghiệp vụ liên quan đến giám sát việc sử dụng vốn huy động từ đợt chào bán chứng khoán của tổ chức phát hành; văn bản giám sát hoạt động, QTCT của CTĐC; góp ý văn bản về việc giám sát và kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên được chấp thuận thực hiện kiểm toán đối với các tổ chức có lợi ích công chúng trong lĩnh vực chứng khoán;
- Trình Chủ tịch UBCKNN chấp thuận/ hủy hồ sơ đăng ký CTĐC;
- Giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng vốn thu được từ chào bán chứng khoán và việc thực hiện các nghĩa vụ sau chào bán của các tổ chức phát hành;
- Giám sát và lập báo cáo giám sát phân tích tình hình QTCT, các hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của CTĐC;
- Giám sát kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên được chấp thuận thực hiện kiểm toán đối với các tổ chức có lợi ích công chúng trong lĩnh vực chứng khoán;
- Giám sát các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài chuyển đổi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là CTĐC phát hành, niêm yết chứng khoán trên TTCK Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam phát hành, niêm yết chứng khoán trên TTCK nước ngoài; vấn đề góp vốn, mua cổ phần và niêm yết chứng khoán liên quan đến yếu tố nước ngoài;
- Giám sát hoạt động chào mua công khai và thâu tóm, sáp nhập trên TTCK;
- Thực hiện kiểm tra các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo phân công của Chủ tịch UBCKNN.
Hoạt động giám sát CTĐC năm 2016 và trọng tâm công tác năm 2017
Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Bộ Tài chính, UBCKNN, Vụ Giám sát CTĐC đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2016 và đã tập trung xây dựng kế hoạch cũng như triển khai công tác giám sát như sau:
- Kiện toàn bộ máy ngay từ thời gian đầu đi vào hoạt động; xây dựng Quy chế làm việc, Quy trình chuyên môn nghiệp vụ, Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc UBCKNN, các Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam để đáp ứng yêu cầu và triển khai nhiệm vụ được giao.
- Thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin (CBTT) định kỳ, bất thường và theo yêu cầu đối với các CTNY, đăng ký giao dịch trên UPCoM và CTĐC chưa niêm yết/ ĐKGD để công việc này đi vào nề nếp, tuân thủ các quy định hiện hành; hướng dẫn CTĐC thực hiện nghĩa vụ báo cáo, CBTT trong giai đoạn chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2016 thay thế Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn CBTT trên TTCK.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và sử dụng hệ thống CBTT điện tử của UBCKNN (IDS) là nhiệm vụ quan trọng để hỗ trợ các CTĐC thực hiện nghĩa vụ CBTT được thuận tiện, đầy đủ, kịp thời, đồng thời giúp UBCKNN giám sát CTĐC hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
Tính đến ngày 30/12/2016, số công ty đăng ký sử dụng hệ thống IDS là 1.670 công ty, tăng 226 công ty so với thời điểm ngày 31/12/2015, số công ty đã sử dụng hệ thống IDS để CBTT là 1.400 công ty, tăng 264 công ty so với ngày 31/12/2015.
- Nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị liên quan để giám sát, hướng dẫn về QTCT đối với CTĐC theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2015 mới có hiệu lực.
- Tăng cường giám sát kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) của CTNY, đăng ký giao dịch trên UPCoM và CTĐC chưa niêm yết/ ĐKGD, qua đó nâng cao tính minh bạch và chất lượng thông tin của BCTC công bố trên TTCK, đặc biệt tập trung đối với các công ty chưa tuân thủ nghĩa vụ báo cáo, CBTT theo quy định, các công ty có hoạt động kinh doanh khó khăn, thua lỗ kéo dài, âm vốn chủ sở hữu, số liệu tài chính có sai lệch lớn...
Đầu năm 2016, UBCKNN đã phối hợp với Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán - Bộ Tài chính và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức Hội nghị phổ biến các vấn đề sai sót thường gặp trong BCTC kiểm toán và trao đổi một số vướng mắc khi triển khai thực hiện Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
- Chú trọng vào giám sát việc sử dụng vốn của tổ chức phát hành để kịp thời phát hiện các trường hợp sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán không đúng mục đích, đề xuất biện pháp chấn chỉnh, xử lý theo quy định.
- Xem xét, giải quyết kịp thời các đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân, cổ đông, nhà đầu tư liên quan đến CTĐC.
- Bên cạnh phương thức giám sát thường xuyên, Vụ Giám sát CTĐC đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra trực tiếp đối với các CTĐC, công ty kiểm toán được chấp thuận và đề xuất các biện pháp chấn