Cuộc chiến đầu tư của Mỹ với Trung Quốc
Thương chiến Mỹ - Trung đang mở sang những lĩnh vực rộng hơn như tài chính hay đầu tư. Hiện tại, Mỹ đang đe dọa sẽ xóa niêm yết của một số công ty Trung Quốc trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Thương chiến Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 và đã liên tục chiếm trang nhất trên các tờ báo. Qua thời gian, cuộc thương chiến đã tiến triển thành một cuộc chiến kinh tế rộng hơn bao gồm công nghệ (với việc hạn chế các công ty Mỹ cung cấp cho các công ty Trung Quốc như Huawei bộ phận, linh kiện), hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (kiểm tra nghiêm ngặt dòng tiền Trung Quốc đổ vào các lĩnh vực chiến lược hay các công ty có tài sản mang tính sống còn).
Mỹ trừng phạt gián tiếp vòng 2 (với hành động gia tăng chống lại các công ty Trung Quốc làm ăn với những nước như Iran, đang đối mặt trực tiếp với lệnh trừng phạt của Mỹ). Cho tới gần đây, đầu tư danh mục (chứng khoán) vẫn chưa bị đẩy vào trận chiến.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 9, có tin tức rằng chính quyền của tổng thống Donald Trump đang dự tính sẽ xóa niêm yết các công ty Trung Quốc tại Sở Giao dịch Chứng khoán Mỹ như New York Stock Exchange (NYSE) và NASDAQ. Những câu chuyện này được cụ thể hóa 3 tháng sau khi Thượng nghị sĩ Marco Rubio đề xuất pháp chế cần thiết đối với mối đe dọa xóa niêm yết.
Trong đó, cần có danh sách các công ty niêm yết cần cho phép kiểm toán tại chỗ ở Trung Quốc hay cung cấp thông tin kiểm toán mà chính phủ Trung Quốc luôn từ chối cung cấp, với lý lẽ những thông tin kiểm toán này vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, hay các thông tin này sẽ làm tiết lộ bí mật quốc gia.
Với những đề xuất trên, logic về mặt chính trị đằng sau việc xóa niêm yết chứng khoán Trung Quốc là nguồn vốn của các công ty trong danh sách đang được cung cấp cho các đối thủ ngang hành về kinh tế và chính trị của Mỹ.
Cựu cố vấn cấp cao tại Nhà Trắng, ông Steve Bannon đã có cáo buộc mang tính khiêu khích, "Chúng ta có một nguồn tài chính không hạn chế cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và những tổ chức bình phong của họ... Con quỷ Frankenstein mà chúng ta phải hủy diệt được tạo ra bởi phương Tây. Nó được tạo ra bởi nguồn tiền của chúng ta".
Cùng với cơn chấn động xung quanh khả năng chứng khoán Trung Quốc sẽ bị xóa niêm yết, NASDAQ đã có hành động hạn chế IPO bởi các công ty nhỏ của Trung Quốc. Động cơ hành động của NASDAQ có vẻ như không phải là vì chính quyền Trump hay phải chịu áp lực nào đó, mà bởi các công ty như 111 Inc., Puxin Ltd., và Dogness có tính thanh khoản thấp, dễ biến động và thiếu sự hấp dẫn đối với các tổ chức đầu tư.
Nhưng một số nhà quan sát Trung Quốc coi nó là một biểu hiện khác của cuộc chiến kinh tế mà Mỹ tiến hành với Trung Quốc.
Những báo cáo gần đây cho thấy có khoảng 150 đến 200 công ty Trung Quốc đang niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York NYSE, Mỹ và NASDAQ. Theo nhiều báo cáo, các công ty này có thị trường vốn hóa vào khảong từ 1,2 tới 1,8 nghìn tỷ USD. Trong đó, phần lớn gồm chứng khoán thuộc 3 công ty: Alibaba (gần 35% tổng số), PetroChina (khoảng 13%) và China Life (gần 8%). Các loại chứng khoán đáng chú ý khác là Baidu Inc., Ctrip.com và JD.com.
Theo Refinitiv, nhà cung cấp dữ liệu thị trường tài chính cùng các công cụ phân tích dữ liệu, các công ty Trung Quốc đã tăng giá trị 70 tỷ USD trên thị trường chứng khoán Mỹ kể từ năm 2000, trong đó 46,1 tỷ USD tăng lên kể từ 2013 thông qua các đợt niêm yết mới. Trong những năm gần đây, các công ty Trung Quốc đã tăng lượng tiền đáng kể trên Sở Giao dịch Chứng khoán Mỹ. Năm 2018, số tiền tăng là 8,6 tỷ USD.
Đứng trên lập trường của cả người Mỹ và Trung Quốc, những con số trên không phải là số tiền nhỏ khi đưa ra tranh cãi về vấn đề xóa niêm yết.
Để đánh giá mức độ ham muốn có được một chính sách bao quát về việc xóa niêm yết của Mỹ, chúng ta cần xét đến sự được - mất về chính trị và kinh tế liên quan đến nó. Với những vấn đề liên quan tới thiệt hại kinh tế, có 5 điểm đáng để lưu tâm.
Đầu tiên, đó là việc thiếu những yếu tố bù đắp trong khi một chính sách như vậy có thể phá hoại thị trường chứng khoán Mỹ bởi làm giảm lòng tin của nhà đầu tư, chính trị hóa các thị trường và gây thoát vốn.
Thứ 2, một chính sách như vậy có thể khiến Trung Quốc chuyển sang niêm yết tại các thị trường khác như Hồng Kông, London, và Thượng Hải. Và vẫn chưa rõ liệu cú đánh mạnh đến mức nào thì sẽ khiến cho các công ty Trung Quốc phải đi niêm yết ở nơi khác.
Thứ 3, về mặt dài hạn, lập trường thù địch với các công ty niêm yết của Trung Quốc và việc chính trị hóa thị trường chứng khoán Mỹ sẽ tạo động lực cho sự phát triển của các thị trường cạnh tranh.
Thứ 4, các lựa chọn đầu tư sẽ giảm đi với các nhà đầu tư Mỹ. Và thứ 5, việc cưỡng ép xóa niêm yết chứng khoán sẽ khiến Trung Quốc trả đũa.
Xét đến mặt lợi ích kinh tế khi thực hiện việc xóa niêm yết, có 3 lý lẽ được đưa ra. Thứ nhất, việc xóa niêm yết sẽ làm gia tăng áp lực với Bắc Kinh để thay đổi theo đòi hỏi của Washington trong cuộc chiến kinh tế mà Mỹ đang tiến hành để chống lại Trung Quốc. Nhưng cũng không nên quá lạc quan vào điều đó. Bởi vì, tới nay Trung Quốc vẫn thiếu những sự thỏa hiệp đáng kể.
Tiếp theo, vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại của các công ty Trung Quốc nếu họ không được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Mỹ, đặc biệt là tại thời điểm Trung Quốc đang chuyển sang tự do hóa lĩnh vực tài chính. Bên cạnh đó, vẫn không chắc rằng Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại từ việc xóa niêm yết bởi những lý do như Ngân hàng Softbank Nhật Bản là một trong những tổ chức nắm giữ nhiều nhất chứng khoán của Alibaba...
Luận điểm thứ 2 là các công ty Trung Quốc đói vốn sẽ gây suy yếu cho các địch thủ của những công ty Mỹ. Luận điểm là: nếu họ không thể niêm yết trên thị trường Mỹ, họ sẽ mất đi sự tiếp cận với "bể vốn sâu nhất thế giới", một con đường để kiếm được những đồng USD, "một loại tiền tệ thủ đắc", và một cơ chế có danh tiếng. Bên cạnh đó, chi phí tài chính sẽ tăng lên, kỹ năng chuyên môn sẽ trở nên không thể tiếp cận, rủi ro về tỷ giá hối đoái sẽ là vấn đề khi việc chi tiêu nội địa được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động ở nước ngoài.
Nhưng độ lớn của những chi phí này vẫn rất khó để xác định trước. Như đã nói ở trên, một vài công ty Trung Quốc đã có sự lựa chọn về nguồn vốn và nơi niêm yết khác. Các công ty khác như Alibaba, có thể cấp tiềm cho các giao dịch thông qua các hoạt động giao dịch khác; Và còn những công ty Trung Quốc khác đang thấy các sở giao dịch khác hấp dẫn hơn với khả năng định giá cao hơn.
Luận điểm thứ 3 là sự hiện diện của các công ty Trung Quốc tại Mỹ giảm đi, nghĩa là khả năng của họ sẽ yếu đi trong việc tiếp cận công nghệ và tri thức Mỹ.
Với cái giá về mặt chính trị, một vụ xóa niêm yết ồ ạt sẽ kích thích sự leo thang trong cuộc chiến kinh tế Mỹ - Trung trong những địa hạt sẵn có hoặc lan sang những lĩnh vực mới. Điều này cũng gây tiếng xấu cho Mỹ đặc biệt là những gì đang xảy ra liên quan tới những hiệp ước thương mại và đồng minh của Mỹ, cho thấy Washington đang thể hiện một quan điểm mang tính bảo hộ/hạn chế hơn là những gì người ta đang tin tưởng.
Bên cạnh đó, trong phạm vi niềm tin rằng sự ép buộc như vậy có tác dụng và gây ảnh hưởng thực tế, nó có thể gây suy yếu cho 2 yếu tố trên và tạo điều kiện cho "những yếu tố cơ bản về một thị trường tự do" tại Trung Quốc.
Về những lợi ích chính trị, có rất nhiều tiềm năng khác nhau. Nhưng quan trọng nhất, ít nhất với những người đề xuất chính sách, việc xóa niêm yết có thể bắt Bắc Kinh phải có sự thay đổi chính sách theo những gì Washington đang đòi hỏi. Nhưng, tới nay chúng ta vẫn chưa có bằng chứng rằng điều này sẽ xảy ra. Tiếp theo là việc gửi đi 1 tín hiệu tằng không có địa hạt kinh tế nào là vùng cấm nếu các đất nước từ chối hợp tác với những ưu tiên về chính sách của Mỹ.
Cuối cùng, một đợt xoá niêm yết, nếu áp dụng theo kiểu có chọn lọc, có thể sẽ tăng cường những yếu tố cơ bản mang tính cốt lõi trong giao dịch chứng khoán là tính minh bạch và được giám sát tốt.
Giám đốc một học viện nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng: "Trung Quốc tiếp tục mở ra lĩnh vực tài chính của mình trong khi Mỹ đóng sập cánh cửa với các công ty Trung Quốc. Mỹ sẽ tự làm mình vấp ngã". Vẫn chưa rõ điều này liệu có xảy ra không. Nhưng rõ ràng, chi phí kinh tế khi xóa niêm yết các công ty Trung Quốc rất quan trọng còn những lợi ích kinh tế của việc làm này thì vẫn mơ hồ.
Trên hết, những cái giá phải trả về mặt chính trị là thật trong khi lợi ích về chính trị, dù không ấn tượng lắm nhưng vẫn đang để theo đuổi. Trong những phân tích cuối cùng của mình, Washington cần suy nghĩ thật thận trọng về giá trị của việc xóa niêm yết toàn bộ chứng khoán Trung Quốc.