Đã đến lúc kích thích tăng trưởng
(Tài chính) Với lạm phát được kiểm soát tốt (sau 8 tháng mới ở mức 1,84% và dự kiến cả năm chỉ 4,5 - 4,7%), đã đến lúc, Việt Nam nên thực hiện giải pháp kích thích tăng trưởng, đưa nền kinh tế phục hồi mạnh hơn.
Đó càng là đòi hỏi mạnh mẽ hơn, khi báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2014 cho thấy, GDP 9 tháng đầu năm dự kiến tăng 5,54%.
Mức tăng trưởng này là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang dần hồi phục, song còn ở mức thấp. Thêm vào đó, mặc dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn dự báo tăng trưởng GDP năm 2014 có thể đạt 5,8%, như mục tiêu đề ra, nhưng thực tế, khả năng đạt được con số này là không dễ.
Báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, để đạt mục tiêu 5,8%, thì không chỉ đòi hỏi nỗ lực chung của tất cả các ngành, các cấp, mà riêng trong lĩnh vực công nghiệp, phải phấn đấu tăng thêm sản lượng dầu thô (quy đổi) khoảng 0,5 triệu tấn, hoặc tăng thêm 0,3 triệu tấn dầu thô và 0,5 triệu tấn than. Nếu không có những nỗ lực đó, thì GDP năm 2014 chỉ có thể tăng khoảng 5,69%.
Thực tế cho thấy, sau điểm đáy vào năm 2012, với tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,03%, nền kinh tế đã hồi phục lên mức 5,42% vào năm 2013 và nhích dần từng quý trong năm 2014, song tốc độ hồi phục này còn chậm và chưa vững chắc.
Về phía cung, tốc độ tăng trưởng các khu vực đều được cải thiện, nhưng ở mức độ khác nhau. Về phía cầu, động lực chính của tăng trưởng những tháng đầu năm là đầu tư và xuất khẩu thì đang có xu hướng chững lại, sức mua của nền kinh tế chưa có nhiều cải thiện, tốc độ tăng tiêu dùng vẫn còn thấp, khu vực sản xuất chưa có sự khởi sắc rõ rệt.
Trong bối cảnh đó, khi lạm phát đang ở mức thấp và tiếp tục được kiểm soát tốt, thì hoàn toàn có thể điều hành nền kinh tế theo hướng thúc đẩy tăng trưởng, thay vì quá tập trung vào kiểm soát lạm phát. Có lẽ, đó cũng là lý do vì sao, trong Dự thảo Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã quyết định bỏ cụm từ “kiểm soát lạm phát” trong mục tiêu điều hành chung. Như vậy, mục tiêu điều hành chung chỉ còn: tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình phát triển và nâng cao hiệu quả, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý.
Cũng cần lưu ý, từ “tăng trưởng” đã được thay bởi từ “phát triển” trong mục tiêu điều hành chung. Nội hàm của thay đổi này có lẽ đang hướng đến không chỉ tăng trưởng hợp lý, mà còn là chất lượng tăng trưởng và mang đến một sự phát triển thực sự cho Việt Nam, chứ không phải chỉ là tăng trưởng về mặt số học.
Và có lẽ cũng cần phải nhắc lại rằng, sau cú sốc lạm phát mạnh các năm 2008, 2010, 2011, rất nhiều biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát đã được thực hiện. Nỗ lực này đã mang lại kết quả, khi kinh tế vĩ mô đã ổn định, song hệ lụy của một số chính sách điều hành tài chính - tiền tệ quá chặt, thậm chí đôi khi “giật cục”, đã để lại những hệ lụy không nhỏ. Đó là nền kinh tế bị phanh gấp và tăng trưởng không cao, hệ thống doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Bởi vậy, thúc đẩy tăng trưởng và có các biện pháp cần thiết để kích cầu, kích thích kinh tế trong lúc này là cần thiết. Nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường trên thực tế đã và đang được thực hiện, nhưng xem ra hiệu lực thực thi còn kém, nên chưa phát huy hiệu quả. Do đó, cùng với các giải pháp đúng, thì thực thi cũng phải triệt để và hiệu quả. Đó là điều kiện cần để nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng 6 - 6,2% như kỳ vọng trong năm tới, góp phần thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, cũng như chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm tiếp theo.
Mức tăng trưởng này là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang dần hồi phục, song còn ở mức thấp. Thêm vào đó, mặc dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn dự báo tăng trưởng GDP năm 2014 có thể đạt 5,8%, như mục tiêu đề ra, nhưng thực tế, khả năng đạt được con số này là không dễ.
Báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, để đạt mục tiêu 5,8%, thì không chỉ đòi hỏi nỗ lực chung của tất cả các ngành, các cấp, mà riêng trong lĩnh vực công nghiệp, phải phấn đấu tăng thêm sản lượng dầu thô (quy đổi) khoảng 0,5 triệu tấn, hoặc tăng thêm 0,3 triệu tấn dầu thô và 0,5 triệu tấn than. Nếu không có những nỗ lực đó, thì GDP năm 2014 chỉ có thể tăng khoảng 5,69%.
Thực tế cho thấy, sau điểm đáy vào năm 2012, với tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,03%, nền kinh tế đã hồi phục lên mức 5,42% vào năm 2013 và nhích dần từng quý trong năm 2014, song tốc độ hồi phục này còn chậm và chưa vững chắc.
Về phía cung, tốc độ tăng trưởng các khu vực đều được cải thiện, nhưng ở mức độ khác nhau. Về phía cầu, động lực chính của tăng trưởng những tháng đầu năm là đầu tư và xuất khẩu thì đang có xu hướng chững lại, sức mua của nền kinh tế chưa có nhiều cải thiện, tốc độ tăng tiêu dùng vẫn còn thấp, khu vực sản xuất chưa có sự khởi sắc rõ rệt.
Trong bối cảnh đó, khi lạm phát đang ở mức thấp và tiếp tục được kiểm soát tốt, thì hoàn toàn có thể điều hành nền kinh tế theo hướng thúc đẩy tăng trưởng, thay vì quá tập trung vào kiểm soát lạm phát. Có lẽ, đó cũng là lý do vì sao, trong Dự thảo Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã quyết định bỏ cụm từ “kiểm soát lạm phát” trong mục tiêu điều hành chung. Như vậy, mục tiêu điều hành chung chỉ còn: tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình phát triển và nâng cao hiệu quả, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý.
Cũng cần lưu ý, từ “tăng trưởng” đã được thay bởi từ “phát triển” trong mục tiêu điều hành chung. Nội hàm của thay đổi này có lẽ đang hướng đến không chỉ tăng trưởng hợp lý, mà còn là chất lượng tăng trưởng và mang đến một sự phát triển thực sự cho Việt Nam, chứ không phải chỉ là tăng trưởng về mặt số học.
Và có lẽ cũng cần phải nhắc lại rằng, sau cú sốc lạm phát mạnh các năm 2008, 2010, 2011, rất nhiều biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát đã được thực hiện. Nỗ lực này đã mang lại kết quả, khi kinh tế vĩ mô đã ổn định, song hệ lụy của một số chính sách điều hành tài chính - tiền tệ quá chặt, thậm chí đôi khi “giật cục”, đã để lại những hệ lụy không nhỏ. Đó là nền kinh tế bị phanh gấp và tăng trưởng không cao, hệ thống doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Bởi vậy, thúc đẩy tăng trưởng và có các biện pháp cần thiết để kích cầu, kích thích kinh tế trong lúc này là cần thiết. Nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường trên thực tế đã và đang được thực hiện, nhưng xem ra hiệu lực thực thi còn kém, nên chưa phát huy hiệu quả. Do đó, cùng với các giải pháp đúng, thì thực thi cũng phải triệt để và hiệu quả. Đó là điều kiện cần để nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng 6 - 6,2% như kỳ vọng trong năm tới, góp phần thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, cũng như chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm tiếp theo.