Đại cương “Donald Trump học“
Bảo thủ, rập khuôn hay có phần thô thiển nhưng thẳng thắn? Phe ủng hộ Donald Trump đương nhiên sẽ chọn vế thứ hai.
Đối với phe bảo thủ, sự phất lên của Donald Trump là một tin khủng khiếp. Phe cánh hữu từ lâu đã phải chịu đựng nhiều cáo buộc cho rằng những ý tưởng tuyệt vời của họ (như thị trường tự do hay phân tán quyền lực khỏi Nhà Trắng) chỉ phù hợp với một nghị trình chưa được trau chuốt gọt giũa.
Dù phe bảo thủ tại Mỹ thúc đẩy tự do cá nhân và hạn chế quyền lực ở cấp chính phủ, họ vẫn vấp phải sự phản đối của của nhiều người. Thậm chí, phe bảo thủ còn bị buộc tội là có trái tim sắt đá.
Tuy nhiên, phe bảo thủ hẳn sẽ rất vui khi biết Donald Trump không cho rằng những nguyên tắc của họ là do họ vô tâm. Donald Trump cũng không thích thú gì với việc giới hạn quyền lực hay ngân sách của chính phủ. Mong muốn của Donal Trump là thống trị nước Mỹ, thay vì lãnh đạo đất nước này.
Trump đã hứa hẹn sẽ không phân tán quyền lực khỏi Washington; nhưng thay vào đó, sẽ tập trung toàn bộ quyền lực vào Phòng Bầu Dục – “trụ sở bắt nạt và dọa dẫm” bạn bè quốc tế của Tổng thống Donald Trump trong tương lai.
Tại các cuộc biểu tình, Trump đề nghị đám đông kích động tưởng tượng viễn cảnh ông nhấc điện thoại và áp đặt thuế trừng phạt doanh nghiệp và các đối tác thương mại thách thức ông. Tự do cá nhân theo quan điểm của Trump cũng có chút khác biệt, đặc biệt là khi dưới quyền Trump, lực lượng cảnh sát và đặc vụ liên bang chuẩn bị phải bao vây và trục xuất 11 triệu dân di cư không có giấy tờ.
Tin xấu cho Đảng Cộng Hòa là khi hàng triệu cử tri buộc phải lựa chọn giữa một ứng cử viên đại diện cho những tư tưởng bảo thủ và Donald Trump – sự kết hợp của những tư tưởng có vẻ vô nghĩa nhưng đánh trúng tâm lý của người dân, thì có vẻ như, họ đã chọn người thứ hai,
Một vài tuần qua, thành viên trong Đảng Cộng Hòa và các chuyên gia luật của phe bảo thủ đã ngồi lại đàm phán về chiến thắng của Trump, cũng như tìm ra nguyên nhân vì sao, từ một góc độ nào đó, Trump là một người bảo thủ.
Nhiều chính khách trước đây từng phản đối Trump đã thay đổi quan điểm và ủng hộ ông đơn giản vì họ không muốn bà Hilary Clinton lên làm tổng thống; nhiều người cũng thừa nhận thành công của Trump trong đợt bầu cử sơ bộ vừa qua.
Một vài học giả phe bảo thủ tỏ ý ủng hộ Trump và mong muốn ông có thể nhượng bộ trong vấn đề chính sách. Việc họ thay đổi quan điểm là điều dễ hiểu bởi lẽ nếu các cử tri trong đợt bầu cử sơ bộ đồng tình với các chính sách mà Trump hứa hẹn, thì đó cũng là quan điểm của Đảng Cộng Hòa.
Nhiều người sau khi chuyển sang ủng hộ Donald Trump cho biết nếu Trump trở thành tổng thống, ông có thể kết thúc hệ thống chính trị tả-hữu. Trên thực tế, Trump sẽ gây dựng một hệ thống mới bao gồm hai phe: những người ủng hộ và phản đối ông. Đối với những người ủng hộ mình, Trump sẽ không tiếc rẻ lời hứa. Với nhóm còn lại, ví dụ như người Hồi giáo hay hàng triệu người dân nhập cư có nguy cơ bị trục xuất, Trump nhất định sẽ không nương tay.
Donald Trump chính là một bức biếm họa về một kẻ bảo thủ không nguyên tắc và ích kỉ của phe cánh tả. Nếu Trump đắc cử, các thành viên trong Đảng Cộng Hòa sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những thiệt hại mà Trump gây ra.