Đảm bảo an toàn trong hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân
Không thể phủ nhận những đóng góp của Quỹ tín dụng nhân dân vào phát triển kinh tế-xã hội, nhưng thực tiễn loại hình tín dụng này cũng tồn tại một số yếu kém ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của Quỹ mà còn rủi ro đối với hệ thống tín dụng.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ddến nay, có gần 1.200 Qũy tín dụng nhân dân (TDND) tại 56/63 tỉnh, thành, với 2.831 xã, phường, thị trấn và gần 2,1 triệu thành viên là các hộ gia đình. Qũy TDNN đã góp phần tích cực trong xoá đói, giảm nghèo, hạn chế được tệ nạn cho vay nặng lãi.
Quy mô của các Qũy TDND nhỏ nhưng nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn nhìn chung khá cao, hiệu quả sinh lời cao hơn so với hiệu quả sinh lời của toàn hệ thống ngân hàng; góp phần giải quyết các nhu cầu về vốn và các vấn đề tài chính liên quan đến các thành viên và những hộ nghèo.
Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua, không ít Qũy TDND đã có biểu hiện xa rời mục tiêu, tôn chỉ hoạt động về mục tiêu liên kết hệ thống, tương trợ, hỗ trợ thành viên. Thông tư số 04/2015/TT-NHNN cuar Ngân hàng Nhà nước đã quy định Qũy TDND gửi tiền nhàn rỗi tại ngân hàng hợp tác xã (NHHTX) để thực hiện vai trò liên kết hệ thống, kịp thời hỗ trợ thành viên và chỉ được mở tài khoản thanh toán tại TCTD khác không phải là NHHTX để phục vụ hoạt động thanh toán. Nhưng đến hết quý I/2019 vẫn còn khoảng 5% số Qũy TDND (60 QTDND) có số dư tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD khác mà không phải là NHHTX.
Trong quá trình hoạt động, đã xuất hiện các Qũy TDND vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật. Nguyên nhân chủ yếu là do rủi ro về đạo đức của một số bộ phận lãnh đạo và cán bộ quỹ vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động Quỹ TDND.
Điều đáng quan tâm là đã có một số Quỹ TDND có tốc độ tăng trưởng nóng và có nguy cơ vượt ngoài tầm quản lý, kiểm soát. Tuy mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động nhưng bộ máy quản lý điều hành của các Quỹ TDND này lại không theo kịp với yêu cầu phát triển...
Để quản trị rủi ro các Quỹ tín dụng nhân dân
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ TDND, yêu cầu đặt ra hoàn thiện cơ chế xây dựng một hệ thống liên kết tín dụng hợp tác hoàn chỉnh. Lịch sử phát triển mô hình Quỹ TDND cho thấy, Quỹ là loại hình ra đời sớm và cũng là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động tiền tệ để hỗ trợ các thành viên để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của riêng họ đây chính là mục tiêu cơ bản và lâu dài mà các thành viên mong muốn khi cùng nhau góp vốn thành lập Quỹ TDND.
Bên cạnh đó, sớm hoàn thiện Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ, trong đó có cơ chế nộp phí tham gia Quỹ và việc sử dụng Quỹ phù hợp với thực tiễn, tăng cường tính công khai, minh bạch toàn nhằm nâng cao khả năng hỗ trợ. Điều này có ý nghĩa khắc phục, vượt qua những khó khăn về tình hình tài chính, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của từng Quỹ TDND cũng như đối với toàn hệ thống.
Cùng với đó, tăng cường đào tạo chuyên sâu đối với đội ngũ làm công tác kiểm tra nội bộ, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng quản lý, giám sát. Để đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, khắc phục những vấn đề còn tồn tại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý được xem là điểm tựa phát triển hệ thống Quỹ TDND theo hướng tăng trưởng – an toàn, phát triển – bền vững.