Đảng ủy Bộ Tài chính phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2021
Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2026… Tuy nhiên, đây cũng là năm đất nước đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là đại dịch COVID-19, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, ngành Tài chính dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự đảng, Đảng ủy Bộ Tài chính đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2021, góp phần thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”: Vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Bước vào năm 2021, Ban Cán sự đảng, Đảng ủy Bộ Tài chính nhận định, bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, thách thức; tình hình khu vực, thế giới tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; đại dịch COVID-19 còn hoành hành…
Để toàn ngành Tài chính hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính- ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021, tạo nền tảng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2020- 2025, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021 - 2025…
Ban Cán sự đảng, Đảng ủy Bộ Tài chính, Lãnh đạo Bộ Tài chính tập trung quán triệt, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo phương châm hành động năm 2021 "Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển" của Chính phủ.
Dưới sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban Cán sự đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Tài chính, toàn ngành Tài chính đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2021. Cụ thể:
Một là, quán triệt, chỉ đạo công tác xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách, các đề án trong lĩnh vực tài chính - NSNN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, siết chặt kỷcương, kỷluật tài chính.
Trong năm 2021, Bộ Tài chính đã hoàn thành 38 nhiệm vụ quan trọng gồm: trình Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm và thông qua 04 nghị quyết; trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua 04 nghị quyết; trình Chính phủ ban hành 29 nghị định và đang xem xét thông qua 11 dự thảo nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 08 quyết định; ban hành theo thẩm quyền 122 thông tư.
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật đã được Bộ Tài chính chú trọng triển khai thực hiện, đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng, góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực tài chính - NSNN.
Hai là, chủ động điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả ứng phóvới dịch COVID-19, hỗ trợnền kinh tế, tháo gỡ khókhăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất cấp thẩm quyền kịp thời ban hành các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí... nhằm tháo gỡkhó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân ứng phó với dịch COVID-19.
Trong tổ chức thực hiện thu NSNN, Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo triển khai tốt các luật thuế; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác quản lý thu; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế; đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế.
Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Nhờ quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm của toàn ngành Tài chính, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, thu NSNN năm 2021 ước đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, bằng 116,4% dự toán (vượt 219,9 nghìn tỷ đồng), tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020.
Bên cạnh đó, công tác điều hành chi NSNN được thực hiện chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19, kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an sinh xã hội.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương vàđịa phương thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác phí trong vàngoài nước, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; thành lập Quỹ Vắc xin phòng, chống COVID-19...
Nhờ chủ động trong điều hành, nhiệm vụ chi NSNN năm 2021 đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra. Chi NSNN năm 2021 ước đạt 1.879 nghìn tỷ đồng, bằng 111,4% dự toán.
NSNN đã chi 74 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗtrợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19; xuất cấp 253.303 tấn gạo, trong đó 141,97 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 ở 33 địa phương.
Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo đó được đảm bảo. Ước tính năm 2021, các chỉ tiêu về bội chi, nợ công, nợ Chính phủ đều trong phạm vi Quốc hội quyết định (tương ứng: dưới 4% GDP, khoảng 43,7% GDP, khoảng 39,5% GDP).
Ba là, tăng cường quản lý giá cả, thị trường, kiểm soát lạm phát; phát triển đồng bộ thị trường tài chính; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương quản lý, điều hành giá gắn với yêu cầu đặt ra trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, ổn định kinh tế vĩmô. Năm 2021, giá cả thị trường được giữ ổn định; chỉ số CPI bình quân cả năm 2021 chỉ tăng 1,84%, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Công tác điều hành, quản lý thị trường chứng khoán (TTCK), doanh nghiệp bảo hiểm và phát triển thị trường tài chính tiếp tục được thực hiện có hiệu quả. Mặc dù, chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, TTCK tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2021.
Chỉ số VN-Index cuối năm 2021 đạt 1.498,28 điểm, tăng 35,7% so với cuối năm 2020, quy mô vốn hóa cổ phiếu trên thị trường đạt khoảng 7.729 nghìn tỷ đồng (trên 92% GDP ước thực hiện năm 2021), tăng 46% so với cuối năm 2020.
Thị trường bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng tốt, tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2021 ước đạt 214,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,59% so với cùng kỳ năm 2020; tổng tài sản đạt 710 nghìn tỷ đồng, tăng 23,86%; đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 577,1 nghìn tỷ đồng, tăng 22,24%.
Trong năm 2021, công tác thoái vốn nhà nước được thực hiện tại 18 doanh nghiệp với giá trị sổ sách là 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng.
Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử; sắp xếp, xây dựng bộmáy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Trong năm 2021, Bộ Tài chính đã hoàn thành 100% (182/182) nhiệm vụ; ràsoát, bãi bỏ 198 thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung, thay thế 19 thủ tục và ban hành mới 115 thủ tục trong các lĩnh vực hải quan, quản lý thuế, chứng khoán, bảo hiểm...
Bộ Tài chính tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) 2020, đóng góp vào thành tích 7 năm liên tiếp (từ 2014-2020) Bộ Tài chính đứng trong nhóm 3 Bộ đứng đầu về Par Index.
Vềxây dựng Chính phủđiện tử, năm 2021 Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử hóa trong lĩnh vực tài chính, thuế, hải quan; kết nối phần mềm quản lývăn bản (eDocTC) đểgửi, nhận văn bản thông qua trục liên thông văn bản quốc gia với 95 cơ quan, đơn vị; triển khai 896 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực quản lý...
Năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin) khối các bộ, ngành. Đây cũng là năm thứ 8 liên tiếp (từ 2013-2020), Bộ Tài chính giữ vững ngôi vị này...
Về sắp xếp, xây dựng bộ máy, tiếp tục triển khai Nghị quyết 18, 19 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), trong năm 2021, Bộ Tài chính đã sắp xếp giảm 15 đầu mối đơn vị cấp Chi cục và tương đương, giảm 01 đơn vị sự nghiệp công lập và rà soát sắp xếp các cơ sở đào tạo bồi dưỡng theo quy định.
Bên cạnh các nội dung nêu trên, trong năm 2021, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công; tăng cường thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách; tăng cường hợp tác tài chính đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
Chủ động tham gia các hoạt động hợp tác tài chính khu vực và đa phương; tham gia các diễn đàn quốc tế do Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới... tổ chức, Bộ Tài chính đã có nhiều đóng góp quan trọng xây dựng các sáng kiến, tuyên bố chung giữa các nước thành viên, giúp tăng cường chia sẻ kinh nghiệm để áp dụng thành công các công cụ chính sách ứng phó với đại dịch COVID-19.
Đánh giá chung, năm 2021 trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ của Ban Cán sự đảng, Đảng ủy Bộ Tài chính, Lãnh đạo Bộ Tài chính, các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính đã nỗ lực, chủ động khắc phục mọi khó khăn trong tình hình phức tạp của dịch bệnh COVID-19 để hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao.
Dự báo, năm 2022, tình hình quốc tế, trong nước tiếp tục có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, áp lực lạm phát tăng. Ở trong nước, nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát cơ bản được dịch COVID-19; rủi ro lạm phát gia tăng...
Trong bối cảnh đó, Ban Cán sự đảng, Đảng ủy Bộ Tài chính, Lãnh đạo Bộ Tài chính tiếp tục nỗlực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN đã được Quốc hội thông qua.
Bám sát phương châm hành động của Chính phủ trong năm 2022 là “Đoàn kết, kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, Ban Cán sự đảng, Đảng ủy Bộ Tài chính, Lãnh đạo Bộ Tài chính xác định mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2022 như sau:
Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước để phòng, chống, kiểm soát dịch COVID-19, tận dụng tốt các cơ hội thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục giữvững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa gắn liền với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, triệt để tiết kiệm chi NSNN.
Bên cạnh đó, Đảng ủy Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng Đảng, trong đó, thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, chú trọng chỉ đạo đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, hướng đến thực hiện mục tiêu thắng lợi toàn diện nhiệm vụ tài chính - NSNN, tạo nền tảng vững chắc để ngành Tài chính bước vào một giai đoạn phát triển mới.
Theo Nguyễn Hữu Thân - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tài chính/Bài đăng trên Thông tin Công tác Đảng số 1/2022.