DATC xử lý hiệu quả nợ của SBIC

PV.

Cùng với việc thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch đặt ra trong hoạt động kinh doanh, thời gian qua Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) còn là địa chỉ tin cậy để Chính phủ, Bộ Tài chính giao xử lý nợ, tái cơ cấu các tổng công ty lớn gặp khó khăn về tài chính. Trong đó, Tổng công ty Tàu thủy Việt Nam (SBIC) là đã có nhiểu chuyển biến tích cực khi DATC tích cực xử lý tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp thành viên…

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Một trong những điểm đáng ghi nhận trong kết quả thực hiện nhiệm vụ chính phủ giao xử lý tài chính và tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) thuộc SBIC là DATC đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao bằng nhiều giải pháp bước đầu đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Điển hình là, sau khi được Chính phủ giao nhiệm vụ, trong năm 2014, DATC đã vào cuộc thực hiện mua nợ và kế thừa quyền chủ nợ của các ngân hang. Đồng  thời tiến hành thu hồi được 168 tỷ đồng do SBIC chuyển từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản bảo đảm nợ trái phiếu.

DATC đã hoàn tất việc tái cơ cấu Công ty Tôn Vinashin và tiếp tục khảo sát, đánh giá để xây dựng các phương án cơ cấu đối với các doanh nghiệp thuộc SBIC. Tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong xử lý tài chính, tái cơ cấu các DN thuộc SBIC, năm 2015, DATC thực đôn đốc thu hồi nợ và nghiên cứu xây dựng Quỹ thu hồi nợ SBIC.

Đến hết năm 2016, DATC đã hoàn thiện các thủ tục phát hành và bàn giao 11 hối phiếu có bảo lãnh của Chính phủ cho Ngân hàn Techcombank để hoán đổi trái phiếu quốc tế DATC; đồng thời hoàn thiện dự thảo hợp đồng nhận nợ hối phiếu giữa DATC và SBIC.

Để đẩy mạnh công tác xử lý nợ, tái cơ cấu, DATC đã hoàn thiện và trình Bộ Tài chính dự thảo Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ thu hồi nợ SBIC và Quyết định thành lập Quỹ thu hồi nợ SBIC.

Đồng thời, DATC đã triển khai rà soát các tài sản đảm bảo nợ Trái phiếu quốc tế chính phủ tại 25 đơn vị thành viên (trong đó có 7 đơn vị thuộc diện giữ lại) của SBIC có sử dụng nguồn vốn Trái phiếu quốc tế chính phủ.

Song hành cùng với việc thực hiện các trọng trách, nhiệm vụ được giao, DATC cũng đã thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo tái cơ cấu SBIC, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải về những kết quả, tiến độ thực hiện công việc.

Cụ thể các nội dung như: Rà soát tài sản đảm bảo nợ Trái phiếu quốc tế chính phủ, Trái phiếu DATC tại 7 đơn vị thuộc diện giữ lại để tái cơ cấu; Tình hình triển khai thanh lý, nhượng bán tài sản đảm bảo, tài sản hình thành từ nguồn vốn Trái phiếu quốc tế chính phủ; Tổng thể kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại SBIC.

Đặc biệt, để lãnh đạo Bộ Tài chính cập nhật được các vấn đề liên quan tới việc xử lý nợ, tái cơ cấu DN thuộc SBIC, DATC thường xuyên thực hiện báo cáo cụ thể về tài sản đảm bảo nợ Trái phiếu quốc tế chính phủ.

Trong đó, DATC đã phân tích rõ thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp để kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều chuyển nhiệm vụ theo dõi, giám sát xử lý tài sản bảo đảm nợ Trái phiếu quốc tế chính phủ về cơ quan chủ quản của SBIC là Bộ Giao thông vận tải. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải chủ trì thực hiện các trường hợp không thể bàn giao hồ sơ gốc tài sản bảo đảm nợ Trái phiếu quốc tế chính phủ cho DATC.

Mặt khác, tích cực hoàn thiện Đề án mua lại trái phiếu DATC đã phát hành để cơ cấu nợ của SBIC và xin chủ trương mua lại trái phiếu quốc tế DATC đã phát hành để cơ cấu nợ của SBIC. Chủ động phối hợp với các bên liên quan để xây dựng Đề án phát hành trái phiếu DATC tái cơ cấu nợ của DN chuyển giao từ Vinashin (SBIC) sang Vinalines.

Với những hoạt động tích cực trong xử lý nợ, tham gia tái cơ cấu các DN thuôc SBIC, trong thời gian qua DATC tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò dẫn đầu trong thị trường mua bán nợ Việt Nam.