Dầu bị bán tháo mạnh do lo ngại về COVID và nguy cơ can thiệp từ Mỹ và Trung Quốc

Theo An Le/nhadautu.vn/CNN

Thị trường dầu mỏ đã dần hạ nhiệt - một món quà trước kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn cho những người lái xe ở Mỹ vốn đã mệt mỏi vì lạm phát kéo dài, theo CNN.

 Ảnh: CNN
Ảnh: CNN

Hôm thứ Sáu, giá dầu thô của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tuần trở lại đây, ở mức 76,10 USD/thùng. Sự sụt giảm này là một tin tốt đối với những tài xế Mỹ bị tổn thương bởi việc giá xăng tăng cao trong 7 năm liên tục - một cuộc khủng hoảng đã làm xấu đi cách nhìn của người tiêu dùng về nền kinh tế Mỹ.

Ông Tom Kloza, Chủ tịch của Cơ quan Dịch vụ Thông tin Giá dầu (Oil Price Information Service) nói với CNN hôm thứ Sáu rằng: “Chúng ta chắc chắn sẽ chứng kiến việc giảm giá xăng dầu ở các cây xăng”. Tuy nhiên, ông còn nói thêm rằng việc giảm giá sẽ chỉ “nhẹ nhàng chứ không phải một đợt giảm giá mạnh”.

Sau khi tăng không ngừng, giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ cuối cùng đã chững lại ở mức 3,41 USD/gallon (khoảng 0,9USD/L), theo AAA. Điều đó gần như không đổi so với một tuần trước.

"Có vẻ như các đỉnh giá dầu của năm 2021 đã được thiết lập", ông Kloza nói.

Nỗi lo sợ giãn cách

Tuy nhiên, một trong những chất xúc tác cho sự sụt giảm giá dầu trên thị trường là do sự phát triển đáng lo ngại của COVID: Vào thứ Sáu, Áo đã công bố kế hoạch áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc, lần đầu tiên ở châu Âu vào mùa thu này, nhằm ngăn chặn sự gia tăng đột biến các trường hợp nhiễm COVID-19.

Lệnh phong tỏa này đang làm dấy lên lo ngại trên thị trường dầu mỏ rằng các hạn chế mới ở những nơi khác sẽ làm chậm đà phục hồi kinh tế và giảm nhu cầu năng lượng.

Ông Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu cấp cao của Rystad Energy, nhận xét hôm thứ Sáu: “Các tín hiệu về cầu hôm nay đã giảm mạnh. Rủi ro là có thật ở châu Âu, đặc biệt nếu động thái đóng cửa của Áo gây hiệu ứng domino trên toàn châu lục. Nếu Đức làm theo, mức giá dầu có thể về dưới 80 USD/thùng”.

Liệu Trung Quốc và Mỹ có hợp sức?

Ngoài lo ngại về lệnh phong tỏa ở Áo, các thị trường dầu mỏ còn bất an trước viễn cảnh hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong việc can thiệp vào các thị trường năng lượng khi chúng lên cơn sốt như họ đã từng làm trước đây.

Kể từ khi giảm xuống mức âm 40 USD/thùng vào tháng 4 năm 2020, dầu thô của Mỹ đã tăng lên 125 USD/thùng vì đơn giản là nguồn cung không theo kịp nhu cầu. OPEC và các đồng minh, được gọi là OPEC+, chỉ tăng sản lượng một cách từ từ. Các công ty dầu mỏ của Mỹ cũng không vội bổ sung nguồn cung.

Việc hợp tác của hai trong số những nền tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới sẽ có tác động lớn hơn là việc chính quyền ông Biden hành động một mình để khai thác kho dự trữ dầu mỏ chiến lược.

Các quan chức ở Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố hôm thứ Sáu rằng họ đang thảo luận về việc mở nguồn dự trữ khẩn cấp của nước này.

Các nhà chức trách quản lý những kho dầu chiến lược của Trung Quốc cho CNN biết: "Hiện cơ quan đang đẩy nhanh các thủ tục liên quan đến việc xả các kho dầu dự trữ".

Theo một bản tin được Nhà Trắng công bố, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến tuần rồi về "tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp để giải quyết nguồn cung năng lượng toàn cầu."

Việc phối hợp của Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng có thể được dùng như một công cụ thương lượng nhằm buộc các nước OPEC+ phải tăng sản lượng, sau nhiều tháng liên tục từ chối.

Một biện pháp ngắn hạn

Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp lâu dài, vì việc xả dầu từ nguồn dự trữ khẩn cấp không giải quyết sự chênh lệch cơ bản về cung-cầu. Và những nguồn dự trữ khẩn cấp này chỉ chứa một lượng dầu hữu hạn, thường được dự trữ cho tình trạng khẩn cấp về nguồn cung, chứ không phải nhu cầu tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi.

“Việc giải phóng dầu ngày nay khiến lượng dự trữ không còn đủ để cứu nguy cho cuộc khủng hoảng tiếp theo, gây ra bởi một cơn bão, một cuộc xung đột ở Trung Đông hay một cú sốc khác về nguồn cung”.

Ông Goldman Sachs đã nhắc lại trong một báo cáo mới cho khách hàng rằng việc phối hợp giải phóng dầu sẽ "chỉ cung cấp một giải pháp khắc phục ngắn hạn cho thâm hụt cơ cấu."

Ngân hàng Phố Wall lập luận rằng việc phối hợp này hiện đã được "định giá đầy đủ", có nghĩa là những tác động của nó đến thị trường đã xảy ra.

Chiến lược gia của Goldman Sachs viết: "Trên thực tế, nếu việc xả các kho dầu này được tiến hành và giá dầu được duy trì mở mức thấp trong bối cảnh hoạt động giao dịch thấp vào cuối năm, điều này chắc chắn sẽ tạo ra rủi ro tăng giá trong năm 2022, theo dự báo của chúng tôi”.

Nói cách khác, ít nhất một số người ở Phố Wall đã từng nghĩ tới sự can thiệp khẩn cấp này, ngay cả trước khi nó xảy ra và dự đoán giá dầu sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong tương lai.