Để phát triển bảo hiểm y tế bền vững

Anh Minh

Thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác phát triển bảo hiểm y tế (BHYT), công tác này cũng đang gặp phải những khó khăn, thách thức như: già hóa dân số, mô hình bệnh tật thay đổi..., và đặc biệt là chi phí khám chữa bệnh BHYT không ngừng gia tăng. Để thực hiện được mục tiêu mà Nghị quyết số 20-NQ/TW đã đề ra và hướng tới phát triển BHYT bền vững, cần triển khai đồng bộ các giải pháp.

Đến hết năm 2019 đã có 85,636 triệu người tham gia BHYT.
Đến hết năm 2019 đã có 85,636 triệu người tham gia BHYT.

Những điểm nhấn trong phát triển BHYT

Luật BHYT ra đời từ năm 2008 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2014, là cơ sở pháp lý quan trọng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tài chính y tế công thông qua BHYT toàn dân theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.

Sau hơn 6 năm thực hiện Luật BHYT sửa đổi, đến nay, việc phát triển BHYT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Số liệu thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đã đạt gần 90% dân số; đối tượng tham gia BHYT tăng nhanh qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 48%, từ năm 2015 - 2019 tăng hơn 15 triệu người.

Đến hết năm 2019 đã có 85,636 triệu người tham gia BHYT, trong đó diện bao phủ đã tập trung vào các nhóm yếu thế, như: nhóm người lao động đã tham gia BHYT đạt hơn 90%; nhóm hưu trí, mất sức lao động, bảo trợ xã hội đạt 100% (khoảng 3,1 triệu người); nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ như hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên đạt xấp xỉ 100% và trên 17,5 triệu người tham gia theo hình thức hộ gia đình.

Đạt được kết quả trên là do sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, công chức và người lao động trong ngành BHXH và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan.  BHXH Việt Nam đã chủ động đề xuất với Chính phủ giao chỉ tiêu thực hiện BHYT cho từng địa phương; Tích cực phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc và quyết liệt chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp để người dân tham gia BHYT thuận lợi nhất…

Đồng bộ các giải pháp để phát triển BHYT bền vững

BHYT là một trong các trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHYT cần có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm phát triển bền vững.

Tuy nhiên, chính sách BHYT cũng đang gặp phải một số khó khăn, thách thức như: già hóa dân số, mô hình bệnh tật thay đổi... và đặc biệt là chi phí khám chữa bệnh BHYT không ngừng gia tăng.

Để thực hiện được mục tiêu mà Nghị quyết 20-NQ/TW đã đề ra là đến năm 2025 tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95% dân số và để phát triển BHYT bền vững cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, phát triển đối tượng tham gia BHYT bền vững. Số người dân chưa tham gia BHYT hiện nay tuy còn ít, nhưng lại là thách thức không nhỏ, bởi đó là những người không có thu nhập ổn định, thuộc thị trường lao động tự do, thường khi có bệnh mới tham gia BHYT, đi ngược lại nguyên tắc chia sẻ rủi ro của chính sách BHYT.

Nhằm đảm bảo tính ổn định, bền vững cho các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT, cần tiếp tục chú trọng nâng cao nhận thức của người dân ý thức chia sẻ cộng đồng và cơ hội có nguồn tài chính vững chắc phòng khi không may mắc bệnh; tăng cường cải cách thủ tục hành chính tiến tới thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Thứ hai, quản lý, sử dụng quỹ BHYT hiệu quả, an toàn nhưng cũng cần bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT. Để thực hiện tốt nội dung này, ngành BHXH cần phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh; hoàn thiện các chính sách về BHYT, xây dựng gói quyền lợi BHYT phù hợp, rà soát ưu tiên đưa vào danh mục quỹ BHYT chi trả đối với các dịch vụ y tế có tính chi phí hiệu quả cao; bảo đảm công khai và minh bạch trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Ngoài triển khai các giải pháp trên, ngành BHXH tiếp tục nghiên cứu thay đổi phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo hướng thanh toán định suất đối với khám chữa bệnh ngoại trú và theo nhóm theo định suất và theo nhóm chẩn đoán liên quan (DRG) đối với khám chữa bệnh nội trú.

Đến hết năm 2019 đã có 85,636 triệu người tham gia BHYT, trong đó diện bao phủ đã tập trung vào các nhóm yếu thế, như: nhóm người lao động đã tham gia BHYT đạt hơn 90%; nhóm hưu trí, mất sức lao động, bảo trợ xã hội đạt 100% (khoảng 3,1 triệu người); nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ như hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên đạt xấp xỉ 100% và trên 17,5 triệu người tham gia theo hình thức hộ gia đình.