Để viết thông cáo báo chí thu hút hơn
(Tài chính) Đã có những thay đổi đáng kể trong lĩnh vực thông cáo trực tuyến sau khi Google thông qua chỉ dẫn mới về cách phân hạng kết quả tìm kiếm.
Trước tiên, hãy tâm niệm là phải phục vụ cho nhiều khách hàng trên các miền cộng đồng và phác thảo các thông điệp quảng bá thương hiệu theo một giọng văn mà mọi người thật sự muốn nghe.
Nội dung thông cáo phải thật sự hấp dẫn và hữu ích nếu muốn thu được sự quan tâm của mọi người và có sức thúc đẩy họ chia sẻ thông điệp cho những người khác.
Xem xét lại cách sử dụng các đường link để cung cấp nhiều thông tin hơn cho các phóng viên và khách hàng tiềm năng.
Nên kết nối tên của những nhân vật, sự kiện, sản phẩm hay dịch vụ được đề cập trong bản thông cáo báo chí với những website có thông tin cụ thể (tiểu sử nhân vật, tường thuật sự kiện…) hay đến trang web chính thức của sản phẩm cùng những bài blog có liên quan với nội dung chuẩn xác và nguồn dẫn đáng tin cậy nhất.
Sau đoạn văn đầu tiên của bài thông cáo báo chí, nên đưa ra ngay lời kêu gọi các khách hàng tiềm năng hành động, không để đến phần cuối của bài viết như cách làm truyền thống.
Khuyến khích việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội ngay. Làm nổi lên đoạn thông điệp chủ chốt hoặc phần hay nhất của một lời khuyên trong bản thông cáo và gắn kết nó với một đường link chia sẻ tức thì trên Twitter, Facebook hay Google+ chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Định dạng bài viết để tối đa hóa lợi ích chia sẻ
Viết một câu văn chuẩn xác dài không quá 100 ký tự để có thể dễ dàng làm tiêu đề trên các trang xã hội như LinkedIn, Tumblr, Facebook, Twitter hay blog.
Tận dụng các dấu hoa thị đầu dòng để nhấn mạnh các thông tin chủ yếu và thu hút sự chú ý của người đọc lâu hơn với bài viết.
Phát triển thói quen truyền thông bằng hình ảnh
Các trang xã hội và công cụ tìm kiếm trực tuyến luôn ưu tiên cho những nội dung có hình ảnh. Do đó cần đính kèm hình ảnh với bài viết để gia tăng mức độ nhận diện và tăng hạng trên kết quả tìm kiếm.
Ngoài ra, hình ảnh còn giúp mở rộng tầm với của thông điệp tới các kênh xã hội như Pinterest hay Instagram vì chúng luôn quan tâm đến yếu tố hình ảnh.
Lồng ghép chuyện kể vào trong thông cáo để giúp thông điệp dễ nhớ và hấp dẫn hơn.
Việc trích dẫn một lời nói của người ngoài cuộc (khách hàng, đối tác, nhà khoa học…) có ảnh hưởng tốt hơn so với phát ngôn của người đại diện doanh nghiệp. Thử bỏ qua những “công thức cổ điển” của thông cáo báo chí để đi sâu vào việc định vị giá trị, chứng minh bằng các trường hợp mua hàng cụ thể và những lợi ích mà nhiều người muốn tìm hiểu.