Địa ốc Móng Cái chuyển mình cùng khu kinh tế cửa khẩu

Anh Tuấn

Sở hữu khu kinh tế cửa khẩu sầm uất bậc nhất cả nước với nhiều lợi thế riêng có, thành phố Móng Cái đang là tọa độ vàng cho các nhà đầu tư bất động sản (BĐS). Nhiều dự báo cho thấy BĐS địa phương sẽ bứt phá và tăng nhiệt trong thời gian tới, cùng với sự hiện diện của loạt dự án quy mô.

Giao thương tấp nập tại khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái. Nguồn: Internet.
Giao thương tấp nập tại khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái. Nguồn: Internet.

Móng Cái: lực đẩy từ kinh tế cửa khẩu

Mô hình khu kinh tế cửa khẩu tại Việt Nam được thí điểm áp dụng lần đầu tiên tại Cửa khẩu Móng Cái từ năm 1996. Đến nay, qua 25 năm phát triển, Móng Cái đã trở thành một trong những khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của cả nước, chiếm tới 40% tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc. Tính riêng 3 tháng đầu năm 2021, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Luân II và cầu phao Km 3+4 Hải Yên của Móng Cái đều tăng cao, gấp từ 2 - 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự tăng trưởng của kinh tế cửa khẩu đã trở thành lực đẩy giúp thành phố Móng Cái ngày càng lớn mạnh, là mũi nhọn trong trọng tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Khu kinh tế cửa khẩu đã tạo nên hành lang phát triển mới, hình thành các khu dân cư nhộn nhịp, góp phần nâng cao đời sống đồng thời đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới.

Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy kinh tế - xã hội, thời gian qua nhiều dự án quan trọng đã và đang được đầu tư trên địa bàn Móng Cái như xây dựng cảng cạn Thành Đạt ICD và có thêm giấy phép trong việc nhập khẩu hàng hóa, xây dựng cầu phao bắc qua sông Kalong, trục đường cửa khẩu Bắc Luân 2 chuẩn bị thông xe...

Đáng chú ý là dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đang được thi công, khi hoàn thiện sẽ giúp Quảng Ninh trở thành tỉnh có tuyến cao tốc xuyên tỉnh dài nhất Việt Nam. Tuyến đường có tổng vốn đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Vân Đồn - Móng Cái từ 2 tiếng xuống còn 50 phút.

Cao tốc Móng Cái - Vân Đồn sẽ là nút thắt cuối cùng cho tuyến đường cao tốc dài gần 300 km xuyên suốt từ Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái, giúp kết nối thuận tiện tới các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai... đồng thời tạo lực đẩy cho thông thương quốc tế. Cùng với đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt, cửa khẩu với Trung Quốc dự kiến sẽ sớm mở cửa trở lại cũng là tín hiệu tích cực cho Móng Cái trong năm nay.

Bất động sản Móng Cái – “thỏi nam châm” thu hút các nhà đầu tư

Với những yếu tố “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”, Móng Cái đang là điểm đến yêu thích của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn khi rót vốn vào nơi đây. Thuận di chuyển, tiện giao thương, là cửa ngõ kết nối với quốc tế… là những yếu tố khiến BĐS khu kinh tế cửa khẩu ngày càng hấp dẫn, là “mỏ vàng” giá trị cần được khai thác.

Xét trên diện rộng, bất động sản tại các khu kinh tế cửa khẩu trên cả nước cũng đang tăng nóng và thu hút nhiều nhà đầu tư. Như tại cửa khẩu Hà Tiên (Kiên Giang), từ đầu tháng 3/2021 đã có hiện tượng tăng giá đất từ 7-15% so với giai đoạn trước Tết, cá biệt, có khu vực giá đất tăng từ 7 triệu/m2 lên 20 triệu/m2, thậm chí có vị trí lên đến 50 triệu mỗi m2.

Trong khi đó, hiện giá đất nền tại khu vực hành lang kinh tế cửa khẩu Móng Cái chỉ từ 15 - 18 triệu đồng/m2, khu vực trung tâm thành phố giao động 20 - 80 triệu đồng/m2 tuỳ vào vị trí. Đây được xem là mức giá khá “mềm”, chỉ bằng 30% – 55% so với BĐS tại các khu vực cửa khẩu khác và so với mặt bằng chung tại Cẩm Phả, Vân Đồn hay Hạ Long. Các chuyên gia dự báo BĐS Móng Cái sẽ có có dư địa tăng trưởng rất lớn, đặc biệt khi tuyến cao tốc Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái dự kiến hoàn thiện vào cuối năm 2021.

Khu vực bờ sông Kalong – “trái tim” của trục hành lang kinh tế cửa khẩu.
Khu vực bờ sông Kalong – “trái tim” của trục hành lang kinh tế cửa khẩu.

Cùng với đó, khi xu hướng đầu tư BĐS đang dịch chuyển về các tỉnh thành ven biển, nơi có cảng, sân bay, cửa khẩu… thì những khu vực giàu tiềm năng và nhiều lợi thế như Móng Cái lại càng trở thành “món ngon” cho giới đầu tư.

Tiêu biểu là việc liên tiếp các dự án nhà ở - thương mại được hình thành gần đây tại Móng Cái như Tổ hợp thương mại Vincom Plaza Móng Cái của Tập đoàn Vingroup, Khu đô thị - Biệt thự - Nhà vườn Hải Yến Villas, Khu đô thị Promexco, dự án Royal Riverside City. Mới đây Tập đoàn Sungroup cũng đã lập đề xuất dự án quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị kết nối cầu Bắc Luân I và cầu Bắc Luân II; tập đoàn T&T với quy hoạch xây dựng khu đô thị - khu liên hợp thể dục thể thao và công viên cây xanh tại phường Hải Hòa…

Đáng chú ý trên thị trường BĐS Móng Cái là dự án khu đô thị Royal Riverside City. Dự án có quy mô khoảng 48ha, đã hoàn thiện đồng bộ 100% hạ tầng. Royal Riverside City sở hữu vị trí trung tâm cửa ngõ khu kinh tế cửa khẩu, trải dọc 3km ven sông Kalong về phía Đông Bắc, là nơi kết nối trực tiếp với quốc lộ 18 nối Móng Cái tới Hạ Long.

Điểm nhấn tại dự án nằm ở vị trí trung tâm của trung tâm là tiểu khu Royal Luxury với một mặt giáp trung tâm thương mại Kalong Plaza, một mặt giáp trục đường 34m và khu dân cư Hải Yến. Đây là phân khu cao cấp nhất tại Royal Riverside City, hiện đang thu hút lượng lớn sự quan tâm của khách hàng có nhu cầu mua ở cũng như kết hợp đầu tư.

Song hành với sự sôi động của khu kinh tế cửa khẩu, thị trường bất động sản Móng Cái dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt theo sóng hạ tầng, mở ra nhiều triển vọng mới, nhất là khả năng tăng giá cao trong tương lai.