Điện hạt nhân có thể mang lại doanh thu hàng tỷ USD trong 20 năm tới

Minh Phương (Theo World-nuclear-news)

Theo Báo cáo chuỗi cung ứng năng lượng hạt nhân thế giới của Hiệp hội Hạt nhân Thế giới vừa công bố, nguồn cung ứng điện hạt nhân trên toàn thế giới có thể thu được 300 tỷ USD mỗi năm từ các thiết bị điện.

Nhà máy điện hạt nhân San Onofre của Mỹ.
Nhà máy điện hạt nhân San Onofre của Mỹ.

Báo cáo Toàn cảnh chuỗi cung ứng hạt nhân thế giới năm 2035 đã đưa ra định hướng cho thị trường về những thách thức và cơ hội cho phát triển năng lượng hạt nhân với 3 kịch bản.

Kịch bản thứ nhất, tính đến tháng 7/2016, số các lò phản ứng hạt nhân là 444 lò phản ứng đang hoạt động, tuy nhiên con số này sẽ tăng lên tới 462 lò phản ứng vào năm 2025 và tăng lên đến 547 lò phản ứng vào năm 2035. Kịch bản thứ hai đưa ra dự báo ở mức cao hơn, số lò phản ứng hạt nhân sẽ tăng lên 530 lò vào năm 2025 và 720 lò phản ứng vào năm 2035. Trong khi đó, kịch bản thứ ba đưa ra dự báo ở mức thấp hơn với ít số lò phản ứng hạt nhân được xây dựng mới, thậm chí số lò sẽ giảm xuống còn 362 vào năm 2035.

Đáng chú ý, báo cáo của Hiệp hội Hạt nhân thế giới cũng lưu ý, doanh thu từ hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân dự kiến sẽ tăng trưởng 2,8% mỗi năm  trong vòng 20 năm tới để đạt được mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 500 tỷ USD/năm, tương đương 62% tại các nền kinh tế công nghiệp mới nổi. Việc đầu tư xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới đến năm 2035 dự kiến sẽ đạt giá trị lên tới 1,5 nghìn tỷ USD.  

Giá trị đầu tư để duy trì hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân trong 20 năm có thể lên tới 50 - 100 tỷ USD, trung bình mỗi năm đầu tư khoảng 4 tỷ USD cho việc mua sắm quốc tế.

Cũng theo Hiệp hội Hạt nhân thế giới, Canada, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga và Mỹ là các nước cung cấp chu trình nhiên liệu hạt nhân và công nghệ hạt nhân tiên tiến như công nghệ BWX, công nghệ Doosan và OMZ-Skoda đã hoạt động quốc tế. Mỗi công nghệ đã thiết lập được chuỗi cung ứng quy mô toàn cầu và được cung ứng bởi các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.

Thị trường cạnh tranh toàn cầu đã khuyến khích việc mua sắm và xây dựng các thiết bị nhà máy điện hạt nhân. Một số các yếu 0tố khách quan dẫn tới cản trở việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân của một số nước sau sự cố Fukushima Daiichi điển hình là Trung Quốc.

Chuỗi cung ứng điện hạt nhân đã được nước này xác định triển khai đầu tư từ một thập kỷ trước, song sau sự cố Fukushima Trung Quốc đã cân nhắc có nên tiếp tục đầu tư vào các dự án điện hạt nhân hay không?

Hiệp hội Hạt nhân Thế giới cho rằng, hệ thống xuất nhập khẩu thiết bị hạt nhân trên thế giới vẫn sẽ  được tiếp tục đẩy mạnh phát triển trong thời gian tới giữa các nước trong nhóm các nước mới nổi. Việc kiểm soát xuất khẩu công nghiệp hạt nhân vì mục đích hòa bình là điều hết sức quan trọng ngang với kiểm soát công nghiệp hàng không và quân sự.

Theo Hiệp hội Hạt nhân thế giới, một lò phản ứng điện hạt nhân rủi ro công nghệ thấp. Điều này đúng với linh kiện, phụ tùng thay thế và dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho một cơ sở hạt nhân hiện tại. Theo cách tiếp cận dựa vào các thành phần rủi ro xuất khẩu và các lò phản ứng điện hoàn thành có thể thực hiện theo hình thức ủy quyền nói chung, mà không có giấy phép cá nhân.Với khu vực thương mại tự do như thị trường duy nhất của Liên minh châu Âu, các lô hàng phải được khai báo, nhưng không bị hạn chế.

Greg Kaser, một nhà quản lý dự án cấp cao của Hiệp hội Hạt nhân Thế giới cho biết, Báo cáo chuỗi cung ứng hạt nhân thế giới được công bố 2 năm một lần về nhiên liệu hạt nhân thế giới để có cài nhìn toàn cảnh về tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới.

Theo nhiều chuyên gia hạt nhân, với bất cứ quốc gia nào, nhất là những nước đang phát triển, tầm quan trọng của ngành năng lượng hạt nhân không chỉ giới hạn ở việc cung cấp năng lượng mà còn là một sự đột phá về công nghệ. Công nghệ hạt nhân luôn luôn là chất xúc tác cho sự phát triển của khoa học kỹ thuật, điều thiết yếu cho các nền kinh tế mới nổi.

Ngành công nghiệp hạt nhân chính là tấm vé miễn phí để nâng tầm cho “câu lạc bộ hạt nhân”, nâng cao danh tiếng của những quốc gia sở hữu công nghệ hạt nhân, thúc đẩy dự phát triển của các ngành công nghệ cao, cải thiện chất lượng giáo dục và mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm mới.

Kinh nghiệm xây dựng nhà máy hạt nhân toàn cầu cho thấy, cứ mỗi một công việc mới nào trong ngành công nghệ hạt nhân sẽ tạo ra 10 công việc nữa trong những ngành liên quan như  y tế, thực phẩm, phương tiện vận chuyển... Đã có hàng ngàn công việc mới được tạo ra nhờ có các nhà máy điện hạt nhân, và nhu cầu về nhân lực sẽ còn tăng cao hơn nữa ở xung quanh khu vực có nhà máy. Nhờ vậy, số người dân bản địa có việc làm đã cải thiện rất lớn đến nền kinh tế vĩ mô của quốc gia đó.