Những “điểm nhấn” của năm 2013
Trong năm 2013, bằng những biện pháp điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được thực hiện nhất quán và linh hoạt đã mang lại thành công trên thị trường ngoại hối. Đây là cơ sở để NHNN duy trì sự ổn định tỷgiá VND/ USD, thị trường ngoại hối, chống “đô la hóa”.
Những thành công đạt được trong điều hành chính sách tỷgiá VND/USD được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, NHNN đã chủđộng vàtựtin trong điều hành nhịp nhàng chính sách tỷ giávà thị trường ngoại hối; Chủ động đưa ra những cam kết mạnh mẽ trong điều hành chính sách ổn định tỷgiá để thể hiện quyết tâm của cơ quan điều hành, ổn định tâm lý thị trường và định hình kỳ vọng về tỷgiá của công chúng. Kết quả là, kết thúc năm 2013, tỷgiá chỉ được điều chỉnh biến động ở mức trên dưới 1% (cam kết điều chỉnh không vượt quá 2-3%), phù hợp với cân đối vĩ mô và cán cân thanh toán quốc tế; Thực hiện các biện pháp tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước và chống “đô la hóa” trong nền kinh tế thành công.
Thứ hai, NHNN đã chủ động thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất trong những tháng cuối năm. Đây là biện pháp nổi bật nhất trong công tác điều hành chính sách tỷgiá trong suốt năm 2013. Điều này đã góp phần tháo gỡ khó khăn, giảm áp lực chi phí vay vốn của các doanh nghiệp và hộ dân, qua đó hỗ trợ tăng tổng cầu của nền kinh tế. Cùng với đó, phối hợp giữa điều hành lãi suất và tỷgiá hướng tới đảm bảo lợi ích nắm giữ đồng nội tệ (VND), khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu bán lại ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng, ổn định kỳ vọng lạm phát và ổn định tỷgiá theo cam kết điều hành.
Thứ ba, chênh lệch giữa tỷ giáchính thức vàtỷ giátrên thịtrường tựdo vẫn tiếp tục duy trì khoảng cách thu hẹp là dưới 50 VND/1USD. Có thể thấy, diễn biến tỷgiá trong năm 2013 chịu áp lực tăng giá theo bối cảnh thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Trong đó, đáng chú ý là đợt tăng giá dài nhất hồi cuối tháng 4/2013, khi một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép (21.036 VND/USD), thậm chí tăng giá mua bằng giá bán lên kịch trần 21.036 VND, giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320 VND.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 5/2013, dù NHNN đã bán ngoại tệ can thiệp nhưng trên thị trường tỷgiá vẫn tăng và diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, ngày 27/6/2013, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷgiá bình quân liên ngân hàng thêm 1% lên mức 21.036 VND/USD, sau hơn 1 năm ổn định ở mức 20.828 VND/USD. Đồng thời, NHNN cũng điều chỉnh tỷgiá mua ngoại tệ lên 21.100 VND từ ngày 7/8/2013 và tiếp tục mua ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng tại mức giá này. Diễn biến tỷgiá trong những tháng cuối năm 2013 có xu hướng ổn định khi giá USD giao dịch tại các NHTM giao động quanh mức 21.140 VND. Trên thị trường tự do, giá USD phổ biến ở mức 21.180 - 21.200 VND.
Như vậy, NHNN đã điều hành chính sách tỷgiá ổn định, tỷgiá dao động trong biên độ cho phép, không có đột biến về nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. Chênh lệch tỷgiá chính thức và tỷgiá trên thị trường tự do được thu hẹp, tỷlệ “đô la hóa” giảm mạnh. Tỷgiá ổn định đã góp phần tích cực trong việc kiềm chế lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại hối.
Thách thức năm 2014
Trên cơ sở mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra cho năm 2014, tăng trưởng kinh tế khoảng 5,8%, lạm phát kiểm soát ở mức 7%, Thống đốc NHNN khẳng định sẽ tiếp tục điều chỉnh tỷgiá hết sức linh hoạt trong năm nay nhưng không vượt quá 2%, vừa đảm bảo hỗ trợ cho xuất khẩu, không gây áp lực lên lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, để “dẫn dắt” tỷgiá linh hoạt mà không để lại hệ quả xấu cho nền kinh tế cần một số yếu tố sau: NHNN phải làm chủ thị trường tiền tệ một cách vững chắc, có thể điều hành lãi suất tương đối chủ động, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn; cần áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro về tỷgiá. Hiện nay, trên thị trường, việc áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro chiếm tỷtrọng khá nhỏ. Thêm vào đó, hiện chính sách tỷgiá vẫn phải đối mặt với 3 áp lực: sự mất cân đối cung cầu; hiện tượng đầu cơ; áp lực từ yếu tố tâm lý bất ổn của người dân.
Từ những yếu tố phân tích ở trên, cho thấy công tác điều hành chính sách tỷgiá năm 2014 vẫn tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức sau:
Thứ nhất, trong những tháng đầu năm 2014, mặc dù kinh tế thế giới đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, đặc biệt là sự hồi phục của các đầu tàu kinh tế. Tuy nhiên, những thách thức lớn của kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng chưa được giải quyết một cách bền vững, cụ thể như tỷlệ thất nghiệp vẫn còn cao, chính sách nợ công tại một số quốc gia vẫn chưa được thống nhất, các gói nới lỏng định lượng vẫn tiếp tục được duy trì... Điều đó có thể tác động bất lợi đến hoạt động thương mại trong nước, dẫn đến sự dịch chuyển của các dòng vốn đầu tư... nên vẫn có thể tạo ra những áp lực đối với công tác quản lý ngoại hối, đặc biệt khi các nền kinh tế mới nổi tập trung phát triển với cơ chế tỷgiá linh hoạt hơn.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác quốc tế song phương và đa phương. Trong đó, Hiệp định đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), có thể dẫn đến những thay đổi cần thiết trong quan điểm, nguyên tắc điều hành các chính sách quản lý kinh tế.
Thứ hai, tăng trưởng tiềm năng của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần, tăng trưởng kinh tế trong hai năm trở lại đây chủ yếu dựa vào xuất khẩu trong khi nhu cầu trong nước phục hồi chậm, sức mua còn yếu, lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng còn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao trở lại… Bên cạnh đó, dòng vốn tín dụng còn chưa thông suốt, nợ xấu còn ở mức cao, khó khăn của thị trường bất động sản chưa thể giải quyết và đặc biệt là áp lực bội chi ngân sách ngày càng lớn… đã trở thành những thách thức lớn cho công tác điều hành chính sách tiền tệ nói chung và tỷgiá trong năm 2014 nói riêng.
Để đạt được mục tiêu trên, việc điều hành chính sách tiền tệ phải đảm bảo tính linh hoạt, tiếp tục phát huy tính chủ động cao, định hướng thị trường theo mục tiêu đã đặt ra. Đồng thời, NHNN điều hành chủ động các mức lãi suất để định hướng lãi suất thị trường đảm bảo tính ổn định, không gây ra những biến động bất thường, nhằm tiếp tục tạo sự ổn định bền vững trên thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm phát; Theo dõi sát diễn biến tỷgiá, thị trường tiền tệ, ngoại hối, cung cầu ngoại tệ để điều hành tỷgiá phù hợp.
Cùng với đó, tiếp tục khắc phục tình trạng “đô la hóa” nền kinh tế bằng nhiều biện pháp, trong đó cần có sự phối chặt chẽ giữa điều hành tỷgiá với lãi suất theo hướng khuyến khích giữ VND, hạn chế dịch chuyển sang USD; Tăng cường năng lực thanh tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi kinh doanh thiếu lành mạnh có thể gây bất ổn định hệ thống; Đẩy mạnh công tác truyền thông, tăng cường trách nhiệm cần được đẩy mạnh để nâng cao hơn nữa lòng tin của xã hội, tránh những thông tin sai lệnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành.
Tóm lại, để nâng cao hiệu quả của điều hành chính sách tỷgiá hối đoái đối với nền kinh tế trong năm 2014, cần phải triển khai quyết liệt đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt sự phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Qua đó, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, nâng cao giá trị đồng VND.
Tài liệu tham khảo:
1. TS.Mai Thu Hiền, “Đổi mới hệ thống chính sách tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa tài khoản vốn”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương, 9/2012 MS-B2009-08-51;
2. Tài liệu hội thảo “Nhìn lại điều hành chính sách của NHNN 2011 - 2013: Những kết quả và thách thức, ngày 30/10/2013”;
3. Nghị quyết số 121/NQ-CP của Chính phủ: Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2013.
Điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra
(Tài chính) Chính sách tiền tệ ngày càng chứng tỏ được vai trò then chốt trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô, góp phần quan trọng trong việc tăng cường tính ổn định của nền kinh tế. Điều này đã được minh chứng cụ thể qua những thành công của năm 2013 trên thị trường tiền tệ. Những thành công này cần tiếp tục được phát huy trong năm 2014 và những năm tiếp theo nhằm thực hiện tốt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế.
Xem thêm